Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do trẻ bị:
A. Thừa chất đạm.
B. Thiếu chất đường bột.
C. Thiếu chất đạm trầm trọng.
D. Thiếu chất béo.
Đáp án C
Giải thích:
Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do trẻ bị: Thiếu chất đạm trầm trọng – SGK trang 72, Hình 3.11
Lý thuyết Dinh dưỡng và thực phẩm
I. Một số nhóm thực phẩm chính
Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp con người phát triển cân đối và khỏe mạnh.
1. Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ.
- Ý nghĩa đối với cơ thể:
+ Chất tinh bột, chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
+ Chất xơ hỗ trợ cho tiêu hóa.
- Những thực phẩm chính: ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa, mật ong, trái cây chín, rau xanh. (Hình 4.1a)
2. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
- Ý nghĩa đối với cơ thể:
+ Là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thể
+ Giúp cơ thể phát triển tốt.
- Những thực phẩm chính: thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, một số loại hạt: hạt điều, hạt lạc, hạt vừng (Hình 4.1b)
3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo
- Ý nghĩa đối với cơ thể:
+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
+ Tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể
+ Giúp chuyển hóa một số loại vitamin.
- Những thực phẩm chính: Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ (Hình 4.1c)
4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin
- Ý nghĩa đối với cơ thể:
+ Tăng cường hệ miễn dịch.
+ Chuyển hóa các chất giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Những thực phẩm chính: có trong hầu hết các thực phẩm (Hình 4.1d, Bảng 4.1):
5. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng
- Ý nghĩa đối với cơ thể:
+ Giúp cho sự phát triển của xương.
+ Giúp cho hoạt động cảu cơ bắp
+ Giúp cấu tạo hồng cầu
- Những thực phẩm chính: đều có trong thực phẩm (Hình 4.1e, Bảng 4.2)
II. Ăn uống khoa học
1. Bữa ăn hợp lí
- Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết.
- Kết hợp các loại thực phẩm theo tỉ lệ thích hợp.
- Cung cấp vừa đủ nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.
2. Thói quen ăn uống khoa học
- Ăn đúng bữa:
+ Mỗi ngày cần ăn ba bữa chính.
+ Các bữa ăn cách nhau khoảng 4 – 5 giờ.
+ Đảm bảo tiêu hóa thức ăn và cung cấp năng lượng cho các hoạt động.
+ Giúp cơ thể có sức khỏe tốt.
- Ăn đúng cách:
+ Tập trung nhai kĩ,
+ Cảm nhận hương vị món ăn
+ Tạo bầu không khí thân mật, vui vẻ.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Lựa chọn cẩn thận.
+ Bảo quản đúng cách
+ Chế biến cẩn thận và đúng cách.
- Uống đủ nước:
+ Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người.
+ Nhu cầu tối thiểu mỗi ngày: 1,5 – 2 lít nước.
+ Nước được cung cấp qua: nước uống, sữa, nước trong các món ăn, …
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?
Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng:
Theo lí thuyết cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 25%?
Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.
Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,…?