Nếu là người thân của chị K, em sẽ hướng dẫn chị K thực hiện trình tự, thủ tục như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình

202

Với giải Luyện tập 3 trang 43 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 5: Một số vấn đề của pháp luật lao động về tiền lương và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

Luyện tập 3 trang 43 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1. Chị K đang làm công nhân tại một công ty trách nhiệm hữu hạn. Ba tháng vừa rồi chị K và nhiều người lao động trong công ty chưa được nhận lương, mặc dù lãnh đạo công ty đã hứa nhiều lần. Trong công ty không có tổ chức công đoàn nên không ai đứng ra bảo vệ cho người lao động. Chị K đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị giải quyết.

a) Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động trong trường hợp này?

b) Nếu là người thân của chị K, em sẽ hướng dẫn chị K thực hiện trình tự, thủ tục như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình và những người lao động khác?

Tình huống 2. Công ty V đã kí hợp đồng lao động với chị H, thời hạn hợp đồng là 12 tháng. Sau 3 tháng làm việc, Công ty V đã cử chị H đi đào tạo 3 tháng tại Hàn Quốc và chi trả mọi chi phí. Trước khi đi, chị H đã kí vào bản cam kết “Khi về nước sẽ làm việc trong công ty ít nhất 5 năm, nếu tự ý thôi việc trước 5 năm thì phải bồi thường toàn bộ chi phí mà công ty đã bỏ ra cho chị đi học”. Sau khi về nước, tiếp tục làm việc cho Công ty V được 2 năm thì chị H gửi đơn xin thôi việc với lí do gia đình chị chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã kí với công ty, sau đó chị H chính thức nghỉ việc. Công ty V gửi công văn yêu cầu chị H phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo là 500 triệu đồng. Chị H không đồng ý bồi thường nên Công ty V đã gửi đơn đề nghị Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty và chị H.

a) Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động trong trường hợp này?

b) Nếu chị H không muốn phải bồi thường chi phi đào tạo, chị H cần làm gì?

Lời giải:

♦ Trả lời câu hỏi tình huống 1

- Yêu cầu a)

+ Tranh chấp lao động giữa chị K với công ty là tranh chấp cá nhân, phát sinh trong quá trình thực hiện quan hệ lao động (liên quan đến vấn đề tiền lương);

+ Trong trường hợp này, chủ thể vi phạm pháp luật lao động là phía công ty, vì: công ty đã thanh toán tiền lương không đúng hạn cho người lao động.

- Yêu cầu b) Trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp giữa chị K và công ty:

+ Bước 1, tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động:

(1) Hòa giải viên lao động sẽ triệu tập các bên và tổ chức phiên họp hòa giải;

(2) Kết thúc phiên họp, nếu hòa giải thành công, thì hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải thành; nếu không thành công thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải không thành.

(3) Trong trường hợp hòa giải không thành, chị K có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết.

+ Bước 2, tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động

(1) Hội đồng trọng tài lao động được thành lập trong vòng 07 ngày.

(2) Ban trọng tài lao động sẽ ra quyết định giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên trong vòng 30 ngày.

(3) Trong trường hợp một trong các bên (người lao động và người sử dụng lao động) không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động, thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

+ Bước 3, tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua tòa án nhân dân (tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự).

♦ Trả lời câu hỏi tình huống 2

Yêu cầu a)

+ Tranh chấp lao động giữa chị H với công ty là tranh chấp cá nhân về quyền và nghĩa vụ, phát sinh trong quá trình thực hiện quan hệ lao động (liên quan đến vấn đề: hợp đồng đào tạo nghề).

+ Trong trường hợp này, người vi phạm pháp luật lao động là chị H, vì: chị H đã vi phạm điều khoản đã kí kết với công ty trong Hợp đồng đào tạo nghề. Do đó, căn cứ theo Khoản 3 điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, chị H có nghĩa vụ phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty V.

- Yêu cầu b)

+ Nếu không muốn phải bồi thường chi phí đào tạo, chị H cần nghiêm túc tuân thủ đúng những điều khoản đã kí kết trong hợp đồng đào tạo nghề giữa chị với công ty V.

+ Trong trường hợp, chị H vẫn kiên quyết muốn nghỉ việc, chị H nên thỏa thuận, trao đổi lại với ban lãnh đạo công ty V về mức bồi thường chi phí đào tạo. Có thể áp dụng công thức sau:

Chị K đang làm công nhân tại một công ty trách nhiệm hữu hạn Ba tháng vừa rồi chị K

Trong đó:

S là: chi phí đào tạo mà người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động;

F là: tổng chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã chi trả theo thực tế cho 01 người lao động.

T là: thời gian mà người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải làm việc sau khi hoàn thành khóa đào tạo (thời gian này tính bằng số làm tròn)

T1 là: thời gian người lao động (được cử đi đào tạo) đã làm việc cho người sử dụng lao động sau quá trình đào tạo (thời gian này tính bằng số làm tròn).

=> Nếu áp dụng theo công thức này, số tiền mà chị H phải hoàn trả cho phía công ty V sẽ là: 300 triệu đồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá