Giải Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

1.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai lớp 12.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 62 SGK Địa lí 12: Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của hiện trạng này ở nước ta?

Phương pháp giải:

Liên hệ tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của con người.

Trả lời:

- Nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường:

+ Do hoạt động công nghiệp xả thải các chất độc hại vào môi trường đất, nước, không khí. Hiện nay, hậu quả lớn nhất là gây biến đổi khí hậu.

+ Rác thải, nước thải sinh hoạt của con người.

+ Hoạt đông khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nguồn lợi sinh vật, khoáng sản…

- Biểu hiện: Sự gia tăng các thiên tai như bão, lụt, hạn hán và biến đổi thất thường về thời tiết khí hậu.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 62 SGK Địa lí 12: Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn?

Phương pháp giải:

Liên hệ hoạt động kinh tế chủ yếu ở đô thị và nông thôn.

Trả lời:

- Ở đô thị: rác thải, nước thải công nghiệp và sinh hoạt; khói bụi do hoạt động cùa các phương tiện giao thông và khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp đã làm ô nhiễm môi trường không khí.

- Ở nông thôn: chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, lượng dư thừa của phân hóa học, thuốc trừ sâu,...), hoạt động tiểu thủ công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.

- Ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân còn thấp.

- Thiếu công trình xử lí rác thải, công nghệ xử lí chất thải còn yếu kém; thiếu công cụ hỗ trợ người dân bảo vệ môi trường ( ví dụ: thiếu thùng rác, nhà WC công cộng ...)

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 62 SGK Địa lí 12: Dựa vào hình 9.3, hãy nhận xét về hướng di chuyển và tần suất của bão vào Việt Nam. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão?
Giải Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (ảnh 1)
Phương pháp giải:
- Kĩ năng đọc bản đồ: đọc bảng chú giải và quan sát kĩ để rút ra nhận xét

Trả lời:

Dựa vào hình 9.3 ta thấy:

-  Bão di chuyển vào nước ta theo các hướng Đông, Đông Bắc, Đông Nam, hầu hết xuất phát từ vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương sau đó đi qua biển Đông và tiến đất liền vào nước ta.

- Tần suất bão: Bão hoạt động mạnh nhất ở khu vực miền Trung nước ta (tần suất lớn nhất từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng), khu vực Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão nhất ( tần suất bão từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng).

⟹ Miền Trung là khu vực chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất cả nước.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 63 SGK Địa lí 12: Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Trả lời:

- Đồng bằng sông Hồng là vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất.

  Nguyên nhân: do mưa lớn tập trung diện rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có hệ thống đê bao bọc, dân cư đông đúc với mật độ công trình xây dụng cao nên khó thoát nước.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 64 SGK Địa lí 12: Ở nước ta,lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm ?

Trả lời:

Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, dộ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.

- Ở miền Bắc, lũ quét xảy ra vào các tháng VI – X, tập trung ở vùng núi phía Bắc.

- Suốt dải miền Trung, lũ quét thường xảy ra vào các tháng X – XII.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 64 SGK Địa lí 12: Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như miền Nam
Phương pháp giải:
Liên hệ kiểu thời tiết đặc trưng vào cuối đông ở miền Bắc

Trả lời:

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như miền Nam vì:

- Cuối mùa đông ở miền Bắc có mưa phùn, độ ẩm được tăng cường, lượng nước không quá thiếu hụt.

- Miền Nam nền nhiệt cao, lượng bốc hơi lớn và có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng (có thể 5 tháng) nên sự phân hóa mùa mưa khô rất sâu sắc.

Câu hỏi và bài tập (trang 65 SGK Địa lí 12)

Bài 1 trang 65 SGK Địa Lí 12: Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì ? Vì sao ?

Trả lời:

Có hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta :

- Thứ nhất là tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường : biểu hiện là sự gia tăng các thiên tai như bão, lụt, hạn hán và biến đổi thất thường về thời tiết khí hậu.

- Thứ hai là tình trạng ô nhiễm môi trường : nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu dân cư và một số vùng cửa sông ven biển.

⟹ Đây là những vấn đề môi trường quan trọng nhất vì nó có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến tất cả hoạt động sản xuất và đời sống của con người.

Bài 2 trang 65 SGK Địa Lí 12: Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống ?

Trả lời:

a) Hoạt động của bão ở Việt Nam:

- Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu.

- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của hai tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong  mùa.

- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.

- Trung binh mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn.

b) Hậu quả của bão ở Việt Nam

- Gió mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập lũ trên diện rộng, lật úp tàu thuyển trên biển, làm mực nước biển dâng cao gây ngập mặn vùng ven biển.

- Bão lớn, gió giật mạnh  tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

c) Biện pháp phòng chổng

- Dự báo được khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.

- Khi có bão, các tàu thuyền trốn biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.

- Vùng ven biển cần cũng cố công trình đê biển.

- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.

- Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

Bài 3 trang 65 SGK Địa Lí 12: Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

a) Các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán và các biện pháp để giảm nhẹ tác hại của các thiên tai này ở nước ta

Trả lời:

*Ngập lụt:

Các vùng hay xảy ra ngập lụt: vùng châu thổ sông Hồng, đồng hằng sông Cửu Long, vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ các sông lớn ở Nam Trung Bộ.

- Biện pháp: bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng đê điều, hệ thống thủy lợi phù hợp...

* Lũ quét

- Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất (do bị bóc mòn khi có mưa lớn. Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Ở miền Trung, vào các tháng X - XII 10 quét cũng xảy ra ở nhiều nơi.

- Biện pháp:

+Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

+ Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí.

+ Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

* Hạn hán

- Miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng.

- Miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4-5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6-7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

- Biện pháp: xây dựng những công trình thủy lợi hợp lí,...

b)  Những vùng hay xảy ra động đất ở nước ta

- Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu.

Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Bài 4 trang 65 SGK Địa Lí 12: Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường? 

Trả lời:

Các nhiêm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cá nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Lý thuyết Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

I. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

+ Tình trạng mất cân bằn sinh thái môi trường: sự gia tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu dân cư và một số vùng cửa sông ven biển.

- Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lý lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

II. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a. Bão

* Hoạt động của bão ở Việt Nam

- Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu.

- Bão tập trung nhiều nhất tháng IX, sau đó là tháng X và Tháng VIII. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm  70% số cơn bão toàn mùa.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.

- Số cơn bão ảnh hưởng đến thời tiết nước ta còn nhiều hơn nữa, trung bình 45 năm trở lại đây mỗi năm có 8,8 cơn bão.

* Hậu quả

- Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Trên biển gây sóng to dâng cao có thể lật úp tàu thuyền, mực nước biển dâng gây ngập mặn vùng ven biển.

- Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ đo mưa lớn trên nguồn dồn về gây ngập lụt diện rộng.

- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế…

- Gây hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là vùng ven biển.

* Biện pháp phòng chống

- Dự báo chính xác quá trình hình thành, hướng di chuyển, tốc độ, phạm vi và sức ảnh hưởng của bão.

- Khi có bão, tàu thuyền nhanh chóng tìm nơi tránh, trú ẩn.

- Củng cố công trình đê biển.

- Sơ tán dân.

- Kết hợp chống lụt úng ở đồng bằng, chống lũ, xói mòn ở miền núi.

Các thiên tai

Nơi hay xảy ra

TG hoạt động

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

b. Ngập lụt

ĐBSH và ĐBSCL.

- Mùa mưa (T5-10).

- Riêng DHMT tháng 9-12.

- Địa hình thấp.

- Ảnh hưởng của thủy triều.

- Phá hủy mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.

- Thiệt hại về tính mạng tài sản của dân cư…

- Xây dựng đê điều, hệ thống thủy lợi.

- Trồng rừng, quản lí và sử dụng đất đai hợp lí.

c. Lũ quét

Xảy ra đột ngột ở miền núi.

- T6-10 ở miền Bắc.

- T10-12 ở miền Trung.

- Mưa nhiều, tập trung theo mùa.

- Địa hình dốc.

- Rừng bị chặt phá.

Sạt lở đất…

- Canh tác hiệu quả trên đất dốc.

- Quy hoạch dân cư.

- Trồng rừng.

d. Hạn hán

Nhiều địa phương.

Mùa khô (T11-4).

Mưa ít.

Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước trong sinh hoạt và sx.

- Xây dựng hệ thống thủy lợi.

- Trồng cây chịu hạn.

e. Các thiên tai khác

- Động đất: Tây Bắc, Đông Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất.

- Các loại thiên tai khác: Lốc, mưa đá, sương muối … Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

III. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

* Nguyên tắc: đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

* Các nhiệm vụ chủ yếu:

- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen và các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi  được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống của con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên.

Đánh giá

0

0 đánh giá