Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình H2O + Na2CO3 ⟶ NaHCO3 + NaOH gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng . Mời các bạn đón xem:
Phương trình H2O + Na2CO3 ⟶ NaHCO3 + NaOH
1. Phương trình phản ứng
H2O + Na2CO3 ⟶ NaHCO3 + NaOH
2. Điều kiện xảy ra phản ứng
Không có
3. Hiện tượng nhận biết
Muối cacbonat của kim loại kiềm bị thuỷ phân mạnh tạo môi trường kiềm => làm quỳ tím hoá xanh.
4. Cách thức thực hiện phản ứng
Cho H2O (nước) tác dụng Na2CO3 (natri cacbonat) và tạo ra chất NaHCO3 (natri hidrocacbonat), NaOH (natri hidroxit).
5. Bản chất của Na2CO3
Trong phản ứng trên, Na2CO3 tác dụng với nước, khi tác dụng với nước, soda thủy phân tạo thành môi trường bazơ làm đổi màu chất chỉ thị
6. Tính chất hóa học của H2O
- Các kim loại tính kiềm mạnh như Li, Na, K, Ba, Ca... tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ và khí H2: H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
Ví dụ:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng
Một số kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro
Ví dụ:
Mg + H2Ohơi → MgO + H2
3Fe + 4H2Ohơi → Fe3O4+ 4H2
Fe + H2Ohơi → FeO + H2
Nước tác dụng với oxit bazơ tạo thành dung dịch bazo tương ứng.
H2O + Oxit bazơ→ Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng.
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Ngoài ra, H2O còn tham giá rất nhiều phản ứng với các chất khác
Phản ứng với phi kim mạnh: Flo, Clo
Khi gặp H2O khi đun nóng thì flo bốc cháy
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
2H2O + 2Cl2 → 4HCl + O2
Một số phản ứng với muối natri aluminat.
3H2O + 2AlCl3 + 3Na2SO3 → 6NaCl + 2Al(OH)3 + 3SO2
H2O + NaAlO2 → NaAl(OH)4
6.2. Tính chất hóa học của Na2CO3
- Natri cacbonat (Na2CO3) có thể phản ứng với HCl loãng để giải phóng cacbon đioxit.
Na2CO3 + 2HCl loãng → 2NaCl + H 2 O + CO 2
- Natri cacbonat (Na2CO3) hấp thụ carbon dioxide và nước để tạo ra natri hydro cacbonat–
Na2CO3 (bão hòa) + H 2 O + CO 2 → 2NaHCO3
- Phản ứng với hydro florua-
Na2CO3 + 2HF → 2NaF + H 2 O + CO 2
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Trộn những cặp chất nào sau đây ta thu được NaCl?
A. Dung dich Na2CO3 và dung dịch BaCl2
B. Dung dịch NaNO3 và CaCl2.
C. Dung dịch KCl và dung dịch NaNO3
D. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch KCl
Đáp án A
Câu 2. Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:
A. Dung dịch AgNO3.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch BaCl2.
D. Dung dịch Pb(NO3)2.
Đáp án C
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?
A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.
B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu.
D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.
Đáp án A
Câu 4. Cho các chất sau : Na, Na2O, NaCl. NaHCO3, Na2CO3. Số chất có thể tạo ra NaOH trực tiếp từ một phản ứng là:
A. 2
B. 3
C. 4.
D. 5.
Đáp án D
Câu 5. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,020.
B. 0,030.
C. 0,015.
D. 0,010.
Đáp án D
Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch thứ tự phản ứng:
H+ + CO32- → HCO3– (1)
H+ + HCO3– → CO2 + H2O (2)
nH+ = 0,03 mol
nCO32- = 0,02 mol < nH+
nH+ (2) = nCO2 = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol
Câu 6. Cho 3,36 lít khí CO2 tác dụng với 200l dung dịch NaOH 1M. Xác định sản phẩm thu được sau khi kết thúc phản ứng.
A. Na2CO3
B. NaHCO3
C. Na2CO3 và NaHCO3
D. Không tạo ra sản phẩm
Lời giải
nCO2 = 0,15 mol, nNaOH = 0,2 mol
Tỉ lệ số mol T = nNaOH/nCO2 = 0,2/0,15 = 1,33 => 1< T < 2
Vậy sản phẩm thu được sau phản ứng gồm Na2CO3 và NaHCO3
Chọn đáp án : C