NH4NO3 → N2O + 2H2O | NH4NO3 ra N2O

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình NH4NO3  N2O + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng . Mời các bạn đón xem:

Phương trình NH4NO3  N2O + H2O

1. Phương trình nhiệt phân NH4NO3

NH4NO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} N2O + 2H2O

2. Điều kiện nhiệt phân NH4NO3

Nung NH4NOở nhiệt độ < 500oC tạo ra khí N2O.

Nếu nung NH4NO3 ở nhiệt độ > 500 độ C tạo ra khí N2.

NH4NO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}N2 + H2

3. Bản chất của NH4NO(Amoni nitrat) trong phản ứng

NH4NOcó thể bị nhiệt phân dưới tác dụng của nhiệt độ.

4. Mở rộng thêm nhiệt phân muối amonitrat

Lý giải tại sao cùng là nhiệt phân nhưng lại cho ra các sản phẩm khác nhau.

Thì thực chất quá tình nhiệt phân ở từng mức nhiệt độ khác nhau sẽ cho sản phẩm khác nhau. Ở 210°C thì sẽ cho ra khí NO( khí cười) và khí NH3.

Cụ thể:

7NH4NO3 → 6NH3 + 8NO2 + 5H2O

5. Tính chất hoá học của muối amoni

5.1.Phản ứng thuỷ phân 

Tạo môi trường có tính axit làm quỳ tím hoá đỏ.

NH4+ + HOH → NH3 + H3O+ (Tính axit)

5.2. Tác dụng với dung dịch kiềm

(nhận biết ion amoni, điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm)

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

5.3. Phản ứng nhiệt phân

    - Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    NH4HCO3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.

    - Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O.

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - Nhiệt độ lên tới 500oC, ta có phản ứng:

2NH4NO3 → 2N2 + O2 + 4H2O

6. Bài tập vận dụng

Câu 1. Nhiệt phân muối NH4NO3 ta thu được khí A và H2O. Vậy khí A là:

A. N2

B. N2O

C. NO2

D. O2

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch(NH4)2SO4 1M, đun nóng nhẹ. Tinh thể tích NH3 thu được ở đktc?

A. 2,24 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít

D. 6,72 lít

Lời giải:

Đáp án: C

n(NH4)2SO4 = 0,1 mol

(NH4)2SO4 + 2NaOH→ Na2SO+ 2NH3 + 2H2O

0,1 → 0,2

=> VNH3 = 0,2 .22,4 = 4,48 lit

Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn m gam NH4NO3 thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 8

B. 12

C. 16

D. 18

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Cho dung dịch KOH dư vào 100 ml dung dịch (NH4)2SO1M .Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đkc)

A. 2,24 lít

B. 1,12 lít

C. 0,112 lít

D. 4,48 lít

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 5. Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi

A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Zn(NO3)2

B. Cu(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2

C. Pb(NO3)2, AgNO3, Ba(NO3)2

D. Zn(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 6. Nung 13,16 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 9,92 gam chất rắn và hỗn hợp khí A. Hấp thụ hoàn toàn A vào nước để được 600 ml dung dịch B. Dung dịch B có pH bằng

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án: A

nCu(NO3)2 ban đầu = 0,07 mol.

Gọi nCu(NO3)2phản ứng = x mol

Phương trình nhiệt phân

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2+ O2

x → x → 2x → 0,5x

Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí bay đi

=> mNO2 + mO2 = 2x.46 + 0,5x.32 = 13,16 – 9,92

=> x = 0,03 mol

Hấp thụ A vào nước :

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

0,06 → 0,015 → 0,06

=> [ H+ ] = 0,060,6 = 0,1M

=> pH = 1

Câu 7. Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây chưa đúng (đều có nhiệt độ)

A. NH4NO→ N2O + 2H2O

B. 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

C. 2AgNO3 → Ag2O + 2NO2 + O2

D. 2Fe(NO3)2 → 2FeO + 4NO+ O2

Lời giải:

Đáp án: C

Phương trình nhiệt phân đúng

2AgNO→ 2Ag + 2NO2 + O2

Đánh giá

0

0 đánh giá