Lý thuyết Sinh học 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Bài tiết và cân bằng nội môi

4.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

1. Khái niệm và vai trò của bài tiết là gì?

Bài tiết là quá trình đào thải ra khỏi cơ thể chất sinh ra từ quá trình trao đổi chất mà cơ thể không sử dụng, các chất thừa và chất độc hại.

Bài tiết giúp tránh sự tích tụ của các chất thải, đảm bảo duy trì nồng độ các chất trong cơ thể ở mức độ ổn định.

2. Thận và vai trò của thận là gì?

  • Hệ bài tiết ở động vật và người gồm có 2 quả thận, bàng quang và các ống dẫn nước tiểu. 

  • Mỗi quả thận được cấu tạo từ khoảng một triệu đơn vị chức năng gọi nephron. 

  • Mỗi nephron gồm quản cầu thận có chức năng lọc máu, các tế bào ở thành ống thận có chức năng tái hấp thu các chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất độc vào dịch lọc và dẫn nước tiểu đến bàng quang trước khi thải ra ngoài.

3. Quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu gồm những giai đoạn nào?

  • Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu

  • Tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể

  • Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc hình thành nước tiểu chính thức

  • Nước tiểu theo ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra ngoài

4. Cân bằng nội môi là gì?

Cân bằng nội môi là sự duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể.

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi là gì?

 (ảnh 1)

5. Điều hòa cân bằng nội môi là gì?

  • Điều hòa áp suất thẩm thấu:

 (ảnh 2)

  • Điều hòa hàm lượng đường: 

 (ảnh 3)

  • Điều hòa pH nội môi

Các chỉ số hóa sinh liên quan đến cân bằng nội môi:

 (ảnh 4)

6. Phòng chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết bằng cách nào?

 (ảnh 5)

Một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết: 

  • Viêm cầu thận

  • Viêm ống thận

  • Suy thận

  • Sỏi thận

  • Hội chứng thận hư

  • Ung thư thận,...

7. Một số biện pháp bảo vệ thận là gì?

  • Giữ vệ sinh cho cơ thể và hệ bài tiết

  • Có chế độ ăn uống khoa học

  • Cần uống đủ nước

  • Kiểm soát hàm lượng đường, cholesterol,... trong máu

  • Không sử dụng rượu bia

  • Không lạm dụng các loại thuốc.

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Câu 1: Cho các giai đoạn sau:

(1) Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc hình thành nước tiểu chính thức.

(2) Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu (dịch lọc).

(3) Nước tiểu theo ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra ngoài. 

(4) Tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể.

Trình tự các giai đoạn của quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu là:

A. (2) → (4) → (3) → (1).

B. (2) → (4) → (1) → (3).

C. (1) → (2) → (3) → (4).

D. (1) → (3) → (2) → (4).

Đáp án đúng là: B

Trình tự các giai đoạn của quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu là: (2) → (4) → (1) → (3).

Câu 2: Chất nào sau đây không có trong nước tiểu của người khoẻ mạnh?

A. Urea.

B. Muối.

C. Nước.

D. Protein.

Đáp án đúng là: D

Nước tiểu bình thường gồm nước, urea, uric acid, creatinin, chất vô cơ dưới dạng ion như Na+, K+, H+, Ca2+, Cl-,… Nước tiểu của người khoẻ mạnh không chứa protein.

Câu 3: Phát biểu nào không đúng khi nói về cân bằng nội môi?

A. Cân bằng nội môi là sự duy trì ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

B. Cân bằng nội môi có tính chất cân bằng động.

C. Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ hệ thống điều hoà cân bằng nội môi.

D. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu,... là một hằng số.

Đáp án đúng là: D

D – Sai. Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động nên khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu,... có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định chứ không phải là một hằng số.

Câu 4: Trong hệ thống điều hoà cân bằng nội môi, bộ phận điều khiển có vai trò

A. tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hay ngoài cơ thể.

B. xử lí thông tin được truyền từ bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. thực hiện đáp ứng để điều chỉnh hoạt động.

D. liên hệ ngược trở lại bộ phận đáp ứng.

Đáp án đúng là: B

Trong hệ thống điều hoà cân bằng nội môi, bộ phận điều khiển có vai trò xử lí thông tin được truyền từ bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 5: Khẳng định nào dưới đây về vai trò của thận trong điều hoà cân bằng nội môi là không đúng?

A. Thận điều hoà lượng glucose máu thông qua việc tiết hormone insulin. 

B. Thận điều hoà pH máu thông qua quá trình thải H+ ra nước tiểu.

C. Thận điều hoà áp suất thẩm thấu máu thông qua quá trình thải nước ra nước tiểu. 

D. Thận điều hoà thể tích máu và huyết áp thông qua việc tiết renin và thay đổi lượng nước tiểu tạo thành. 

Đáp án đúng là: A

A – Sai. Điều hoà lượng glucose máu thuộc về vai trò của gan.

Câu 6: Trong điều kiện bình thường, chất nào sau đây được bài tiết khỏi cơ thể?

A. CO2.

B. Urea.

C. Bilirubin.

D. Tất cả các chất trên.

Đáp án đúng là: D

Trong điều kiện bình thường, các chất được cơ thể bài tiết ra ngoài cơ thể trong các chất trên là: CO2, urea, bilirubin,…

Câu 7: Sản phẩm thải của thận là  

A. Mồ hôi.

B. Nước tiểu.

C. Khí CO2.

D. Bilirubin.

Đáp án đúng là: B

Sản phẩm thải của thận là nước tiểu (nước ,urea, chất thừa, chất thải,…).

Câu 8: Mỗi quả thận được cấu tạo từ

A. một đến vài trăm đơn vị chức năng gọi là nephron.

B. khoảng một triệu đơn vị chức năng gọi là nephron.

C. một đến vài trăm đơn vị chức năng gọi là quai Henle.

D. khoảng một triệu đơn vị chức năng gọi là bể thận.

Đáp án đúng là: B

Mỗi quả thận được cấu tạo từ khoảng một triệu đơn vị chức năng gọi là nephron.

Câu 9: Hầu hết các chất được bài tiết dưới dạng hoà tan trong máu, ngoại trừ

A. CO2.

B. Creatinine.

C. Glucose.

D. NH3.

Đáp án đúng là: A

Hầu hết các chất được bài tiết dưới dạng hoà tan trong máu, ngoại trừ CO2. CO2 được bài tiết thông qua hoạt động hô hấp của hệ hô hấp.

Câu 10: Phát biểu nào không đúng khi nói về nephron?

A. Chức năng chính của ống thận là dẫn nước tiểu vào ống góp, rồi vào bể thận.

B. Mỗi thận được cấu tạo từ khoảng một triệu nephron.

C. Cầu thận gồm búi mao mạch và nang Bowman bên ngoài.

D. Thành phần trực tiếp tham gia lọc máu ở cầu thận là thành các mao mạch trong búi mao mạch.

Đáp án đúng là: A

A. Sai. Chức năng chính của ống thận là tái hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại để tạo thành nước tiểu chính thức.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá