Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Cảm ứng ở thực vật

2.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

I. Khái quát về cảm ứng ở thực vật

– Cảm ứng ở thực vật là sự thu nhận và trả lời đối với các kích thích từ môi trường của các cơ quan trên cơ thể thực vật.

– Các kích thích từ môi trường được tiếp nhận bởi thụ thể của tế bào ở các cơ quan của thực vật và truyền thông tin dưới dạng các dòng electron hoặc các chất hoá học. 

– Cảm ứng ở thực vật thường xảy ra chậm, khó quan sát và được biểu hiện thông qua sự vận động của các cơ quan trên cơ thể thực vật như hướng sáng, hướng nước, hướng hoá,….

– Cảm ứng ở thực vật có thể xảy ra do sự thay đổi hàm lượng hormone hoặc do sự thay đổi độ trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí – sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.

II. Các hình thức biểu hiện và vai trò của cảm ứng ở thực vật 

1. Vận động hướng động

– Vận động hướng động là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích theo một hướng xác định, trong đó, hướng của phản ứng phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích.

– Dựa vào hướng phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích, hướng động được chia thành hai loại:

+ Hướng động dương là sự vận động của các cơ quan hướng tới nguồn kích thích

+ Hướng động âm là sự vận động của các cơ quan tránh xa nguồn kích thích. 

– Dựa vào bản chất của tác nhân kích thích, thực vật có các dạng hướng động:

+ Hướng sáng là sự vận động của thân (cành) cây hướng về phía có ánh sáng. 

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Cảm ứng ở thực vật (ảnh 1)

+ Hướng trọng lực là sự vận động của cây dưới tác động của trọng lực. 

+ Hướng nước và hướng hoá là phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với nước và chất hoá học (muối khoáng, chất hữu cơ, hormone,...). 

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Cảm ứng ở thực vật (ảnh 1)

+ Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc (tác động cơ học). 

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Cảm ứng ở thực vật (ảnh 1)

2. Vận động cảm ứng

– Vận động cảm ứng là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng. 

– Vận động cảm ứng không phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu trúc hình dẹp của các cơ quan (lá, cánh hoa).

– Tuỳ theo tác nhân kích thích, vận động cảm ứng được chia thành: quang ứng động, thuỷ ứng động, hoá ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,... 

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Cảm ứng ở thực vật (ảnh 1)

– Dựa vào cơ chế phản ứng, vận động cảm ứng được chia thành hai loại:

+ Ứng động sinh trưởng là sự vận động của các cơ quan có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào, kiểu vận động này thường diễn ra theo đồng hồ sinh học và có tốc độ phản ứng chậm. 

+ Ứng động không sinh trưởng là sự vận động của các cơ quan không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào, mà do sự thay đổi độ trương nước của tế bào. 

III. Ứng dụng cảm ứng ở thực vật

– Dùng cây sống (cây keo, cây lồng mức,...), cọc gỗ, cọc bê tông làm trụ bám cho cây khi trồng hồ tiêu.

– Làm giàn khi trồng các cây dây leo như bầu, bí,...

– Sử dụng các biện pháp bảo quản lạnh, khô, tránh ánh sáng,... để kéo dài thời gian ngủ của hạt.

– Trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng.

– Điều khiển quá trình ra hoa của cây thông qua điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,... Ví dụ: tăng thời gian chiếu sáng ở thanh long, cúc, mía,...

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 15: Cảm ứng ở thực vật

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá