Trả lời các câu hỏi bài Đọc: Trong nắng chiều trang 101, 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.
Tiếng Việt lớp 3 Trong nắng chiều trang 101, 102
Trong nắng chiều
Ruộng làng vừa gặt xong
Thế là thành sân bóng
Cỏ sân ta vàng óng
Khán giả ngồi lên rơm.
Mũ đặt vào cọc gôn
Xóm trên và xóm dưới
Mười “tên” chia hai đội
Đen nhẫy tấm lưng trần.
Trọng tài đứng giữa sân
Bụm tay làm còi thổi
Cuồng nhiệt quên bắt lỗi
Reo ầm: “Sút! Sút đi!”.
Đợt phản công gió lốc
Cú đá xoáy Pê-lê
Thủ môn mồm méo xệch
Đôi bạn cười hê hê.
Đàn cò sà ngọn tre
Trong ráng chiều rực đỏ
Những chú bò no cỏ
Đợi “cầu thủ” dắt về.
ĐỖ TUYẾT PHƯỢNG
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 1: Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1.
Trả lời:
Sân bóng của các bạn nhỏ đặc biệt là: đó là ruộng làng sau khi gặt xong, cỏ sân vàng óng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 2, khổ thơ 3, khổ thơ 4.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi là:
- Mười “tên” chia hai đội
Đen nhẫy tấm lưng trần.
- Trọng tài đứng giữa sân
Bụm tay làm còi thổi
Cuồng nhiệt quên bắt lỗi
Reo ầm: “Sút! Sút đi!”.
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 3: Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê”?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê”: Các bạn dùng kĩ thuật đá bóng tốt, đưa bóng vào khung thành.
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 4: Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 5.
Trả lời:
Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh là:
Đàn cò sà ngọn tre
Trong ráng chiều rực đỏ
Những chú bò no cỏ
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ nói về môn bóng đá.
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Những từ ngữ nói về môn bóng đá trong bài thơ là: sân bóng, cọc gôn, trọng tài, sút, bắt lỗi, cú đá xoáy, thủ môn, cầu thủ.
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 2: Tìm một câu khiến trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3 của bài thơ.
Trả lời:
Một câu khiến trong bài thơ: Reo ầm: “Sút! Sút đi!”
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 3: Đặt một câu khiến:
a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân.
b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình.
c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân: Cố lên! Sút đi!
b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình: Minh ơi! Chuyền bóng qua đây!
c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành: Nam ơi! Tập trung giữ khung thành đi!
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Đọc: Cùng vui chơi trang 94, 95, 96
Viết: Ôn chữ viết hoa: L trang 96
Nói và nghe: Em thích thể thao trang 97, 98
Đọc: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trang 98, 99
Viết: Làm đơn tham gia câu lạc bộ thể thao trang 100
Nói và nghe: Em đọc sách báo trang 103
Đọc: Người chạy cuối cùng trang 104, 105
Góc sáng tạo: Bản tin thể thao trang 105
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác: