Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa Lí 11 Chuyên đề 2: Một số vấn đề về du lịch thế giới sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa Lí 11 Chuyên đề 2: Một số vấn đề về du lịch thế giới
I. Tài nguyên du lịch
Lời giải:
- Tài nguyên du lịch rất đa dạng, phong phú, bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch Văn hóa.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
+ Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa; di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
- Các loại hình du lịch trên thế giới rất đa dạng, được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi tiêu chí tương ứng sẽ có một số loại hình du lịch đặc thù, có tính phổ biến trên thế giới hiện nay.
- Xu hướng phát triển du lịch thế giới:
+ Du lịch xanh
+ Du lịch công nghệ cao.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế và khu vực.
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Lời giải:
♦ Ví dụ về sự đa dạng của tài nguyên du lịch tự nhiên trên thế giới
- Về địa chất: các công viên địa chất toàn cầu trên toàn thế giới có tổng diện tích là 370 662 km2
- Về địa hình:
+ Nhiều vùng núi nổi tiếng trên thế giới đã trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, như: dãy núi An-pơ ở châu Âu, núi E-vơ-rét ở châu Á, vùng núi Xing-guy Tê-rê ở I-ta-li-a, núi Phú Sĩ (Nhật Bản), núi Cầu Vồng (Pê-ru),...
+ Trên thế giới có khoảng 800 hang động động các-xtơ (năm 2020) được khai thác để phát triển du lịch. Trong đó, đã có 25 hang động được xếp hạng vào nhóm hang động các-xtơ dài nhất và 25 hang động được xếp vào nhóm hang động các-xtơ sâu nhất.
+ Trên thế giới có nhiều bãi biển đẹp, vịnh biển kín gió, hàng nghìn đảo và quần đảo có giá trị về du lịch cao. Ví dụ như: bãi biển Ko Phi Phi (Thái Lan); bãi biển Ma-đê-ri-a (Bồ Đào Nga); Vịnh Xan Phran-xi-cô (Hoa Kỳ),…
- Về thủy văn:
+ Nhiều sông và hồ trên thế giới có vẻ đẹp hấp dẫn đã được đưa vào khai thác du lịch như: sông Rai-nơ, sông Đa-nuýp (ở châu Âu); sông Nin (Ai Cập); sông Hằng (Ấn Độ)...
+ Nhiều suối nước nóng tự nhiên nổi tiếng, như: Ta-ca-rang-goa Ôn-sen (Nhật Bản); Đơn-tơn (Hoa Kỳ),…
- Về hệ sinh thái: trên thế giới có nhiều hệ sinh thái với đa dạng sinh học cao, đặc biệt là vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển. Những địa điểm này vừa là nơi bảo tồn thiên nhiên, vừa là nơi thực hiện các hoạt động du lịch thích hợp như: tham quan khu bảo tồn; quan sát, tìm hiểu động vật hoang dã... Ví dụ: Vườn quốc gia Gờ-ren Ken-ni-ân (Hoa Kỳ); vườn quốc gia Ka-ru-giơ (Nam Phi),…
♦ Ví dụ về sự đa dạng của tài nguyên du lịch tự nhiên ở Việt Nam
- Về địa chất: Tại Việt Nam, UNESCO đã ghi danh ba công viên địa chất toàn cầu là:
+ Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang);
+ Công viên địa chất toàn cầu Non Nước (tỉnh Cao Bằng).
+ Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông (tỉnh Đắk Nông).
- Về địa hình:
+ Việt Nam là đất nước có địa hình núi đa dạng với nhiều địa điểm thuận lợi để tổ chức hoạt động du lịch, đặc biệt là: du lịch thể thao, tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá,... Ví dụ như: đỉnh núi Phan-xi-păng; đỉnh núi Pu-ta-lăng; đèo Mã Pì Lèng; đèo Ô Quy Hồ,…
+ Ở Việt Nam có nhiều kiểu địa hình các-xtơ có giá trị lớn với du lịch. Ví dụ như: địa hình ngập nước (ở vịnh Hạ Long), đồng bằng các-xtơ (ở Quần thể danh thắng Tràng An ),...
+ Việt Nam là đất nước có nhiều vịnh biển đẹp, tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), vịnh Mỹ Khê (thành phố Đà Nẵng),...
- Về khí hậu: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm có nhiệt độ cao, chan hoà ánh nắng. Khí hậu lại có sự phân hóa, khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng và ven biển, hải đảo. Khí hậu thuận lợi cùng với cảnh quan tươi đẹp và con người mến khách là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển du lịch.
- Về thủy văn: Việt Nam là đất nước có nhiều sông, hồ nổi tiếng, hấp dẫn du khách như: sông Hương (tỉnh Thừa Thiên Huế); hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây (thành phố Hà Nội); hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)...
- Về hệ sinh thái: Việt Nam hiện có 34 vườn quốc gia (năm 2020), trong đó có nhiều vườn quốc gia có đa dạng sinh học cao như: Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình, là Di sản thiên nhiên thế giới); Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận); Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước);... có ý nghĩa trong phát triển du lịch.
2. Tài nguyên du lịch văn hoá
Lời giải:
♦ Ví dụ về sự đa dạng của tài nguyên du lịch văn hóa trên thế giới
- Về di tích lịch sử - văn hoá, khảo cổ, kiến trúc
+ Trên thế giới có 1154 di sản ở 167 quốc gia (năm 2021) với nhiều loại khác nhau, trong đó có: 879 di sản Văn hóa, 39 di sản hỗn hợp… Hằng năm, có thêm các di sản mới được ghi danh.
+ Trên thế giới có nhiều di tích khảo cổ nổi tiếng như: đảo Phục sinh (Chi-lê), những hình vẽ trên cao nguyên Na-dơ-ca (Pê-ru), các hang động dưới nước ở I-ca-tan (Mê-hi-cô), di tích lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng (Trung Quốc),...
+ Trên thế giới, có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: tháp Ép-phen (Pháp), nhà thờ Thánh Ba-xin (Liên bang Nga), nhà hát Ô-pê-ra Xit-ni (Ô-xtrây-li-a), Vạn lí Trường thành (Trung Quốc),...
- Về giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác
+ Một số lễ hội nổi tiếng trên thế giới là: lễ hội Các-na-van (Bra-xin), lễ thánh Pa-trich (Ai-xơ-len), lễ hội đêm của những phù thuỷ ở Xi-rô Mô-nô Blan-cô (Mêhi-cô), lễ hội ngắm hoa anh đào (Nhật Bản), lễ hội té nước Xông Cran Song-kran (Thái Lan), lễ hội thuyền rồng (Trung Quốc), lễ hội Lat Pha-lat (Tây Ban Nha), lễ hội đường phố Mát-đi Gờ-rat (Hoa Kỳ), lễ hội thả đèn hoa đăng (Ha-oai), lễ hội khinh khí cầu quốc tế An-bu-quy-rơ-quy (Hoa Kỳ),...
+ Trên thế giới có nhiều thành phố diễn ra triển lãm nghệ thuật; các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, điện ảnh; các giải đấu thể thao quốc tế; các thư viện, bảo tàng nổi tiếng....
- Các công trình lao động, sáng tạo của con người:
+ Các trường đại học, thư viện, bảo tàng, tòa tháp, tượng đài,... ở thành phố thu hút du khách tìm hiểu, khám phá sự đa dạng về văn hóa, xã hội và kiến trúc của quốc gia, cộng đồng. Ví dụ: Tượng Nữ thần Tự do (Hoa Kỳ); tháp Eiffel (Pháp),…
+ Có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á,... về dệt, chạm khắc, đúc đồng, rèn, đồ gỗ,... được hình thành từ lâu đời và phát triển đến ngày nay.
♦ Ví dụ về sự đa dạng của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam
- Về di tích lịch sử - văn hoá, khảo cổ, kiến trúc
+ Việt Nam có nhiều di sản văn hóa vật thể và nhiều di sản văn hóa phi vật thể; đồng thời, có nhiều di tích đẹp và nổi tiếng qua mọi thời kì lịch sử đất nước. Ví dụ như: Hoàng thành Thăng Long; thành nhà Hồ; phố cổ Hội An; Nhã nhạc cung đình,…
+ Ở Việt Nam có rất nhiều di tích khảo cổ học đã được tìm thấy và công nhận như: Hoàng thành Thăng Long (thành phố Hà Nội), bãi đá cổ Nấm Dẩn (tỉnh Hà Giang), văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang)…
- Về giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác
+ Việt Nam có khoảng gần 8000 lễ hội lớn, nhỏ trải rộng trên khắp đất nước, trong đó, các lễ hội dân gian chiếm số lượng lớn nhất. Nhiều lễ hội nổi tiếng như: lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội núi Bà Đen, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ,...
+ Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng, được phát huy để cùng nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú và độc đáo của nền văn hóa Việt Nam
+ Ở Việt Nam: Huế là thành phố fét-ti-van tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Đà Nẵng là thành phố tổ chức lễ hội pháo hoa quốc tế; Hà Nội là nơi thường diễn ra các hội nghị quốc tế và đã hai lần (năm 2003, năm 2022) diễn ra Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games),...
- Các công trình lao động, sáng tạo của con người:
+ Việt Nam có nhiều làng nghề ở khắp các vùng trong cả nước. Mỗi làng nghề là một không gian riêng về văn hóa, kinh tế - xã hội và kĩ thuật truyền thống lâu đời. Các giá trị về Văn hóa, nghệ thuật thủ công của làng nghề tạo sức hút lớn về du lịch. Ví dụ: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh); làng thêu Văn Lâm (Ninh Bình),…
II. Một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay
5. Theo độ dài chuyến đi
Lời giải:
- Các loại hình du lịch trên thế giới rất đa dạng, được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi tiêu chí tương ứng sẽ có một số loại hình du lịch đặc thù, có tính phổ biến trên thế giới hiện nay. Cụ thể:
+ Theo mục đích chuyến đi, có các loại hình như: tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, khám phá, trải nghiệm, mạo hiểm, công vụ, tôn giáo,…
+ Dựa vào đặc điểm của môi trường địa lí, có thể chia ra các loại hình du lịch như: biển, núi, đô thị, thôn quê,…
+ Tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ của hoạt động, có: du lịch quốc tế và du lịch trong nước.
+ Theo hình thức chuyến đi, có các loại hình như: du lịch gia đình, du lịch theo nhóm; du lịch cá nhân và du lịch lữ hành.
+ Theo độ dài chuyến đi, có: du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày.
+ Theo phương tiện di chuyển, có: du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng máy bay, du lịch bằng tàu hoả, du lịch bằng tàu thuỷ....
+ Theo lứa tuổi, có: du lịch cho thiếu nhi, học sinh, du lịch cho người trưởng thành, người già,...
+ Theo phương thức hợp đồng, có: du lịch từng phần, du lịch trọn gói.
+ Theo địa điểm lưu trú, có: du lịch ở khách sạn, du lịch ở lều - trại, ở làng du lịch,...
Lời giải:
Ở Việt Nam tồn tại tất cả các loại hình du lịch đã nêu ở trên, trong đó, nổi bật nhất là: du lịch tham quan, giải trí, trải nghiệm nghỉ dưỡng,….
III. Một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và định hướng phát triển du lịch Việt Nam
Lời giải:
- Hiện nay, du lịch Việt Nam phát triển theo các định hướng:
+ Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
+ Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hoá sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; quản lí, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
+ Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
IV. Định hướng ngành nghề liên quan đến du lịch
Lời giải:
- Hướng dẫn viên du lịch
+ Làm nhiệm vụ đón tiếp khách du lịch, tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu; giới thiệu, trình bày, giải thích những thông tin tại các điểm du lịch; quản lí và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi,...
+ Cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt, sức khỏe dẻo dai và tâm lí ổn định.
- Quản lí du lịch
+ Chủ yếu làm việc trong văn phòng với các báo cáo, đề án và hồ sơ, chịu trách nhiệm trong việc gặp gỡ đối tác, tham dự hội thảo, tham quan và khảo sát cũng như học hỏi để áp dụng các kiến thức cho doanh nghiệp của mình.
+ Cần có năng lực quản lí cũng như hiểu biết sâu rộng về tài nguyên du lịch.
- Điều hành du lịch: làm nhiệm vụ phân công công việc cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch về yêu cầu của khách, những vấn đề phát sinh trong chuyến du lịch để phối hợp với các bộ phận và cơ quan chức năng giải quyết,...
- Nhân viên marketing du lịch: đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường du lịch, đáp ứng đúng các sản phẩm cần thiết vừa thu lợi nhuận cao cũng như giảm thiểu được những rủi ro không mong muốn.
- Các ngành nghề khác trong du lịch: kế toán lữ hành, nhân viên lễ tân; phục vụ bàn, buồng, bếp; chăm sóc khách hàng, chăm sóc sức khỏe; bán hàng lưu niệm; tổ chức vui chơi giải trí; đảm bảo an ninh tại các khu du lịch, nhân viên bảo trì hệ thống....
Luyện tập và Vận dụng (trang 39)
Lời giải:
Luyện tập 2 trang 39 Chuyên đề Địa Lí 11: Trình bày khái niệm và đặc điểm của du lịch xanh.
Lời giải:
- Khái niệm: Du lịch xanh là du lịch có trách nhiệm với tự nhiên và bảo tồn môi trường, duy trì và giữ gìn văn hóa cuộc sống của người dân bản địa, tạo việc làm, cải thiện sinh kế và mang lại hạnh phúc cho người dân.
- Đặc điểm chủ yếu của du lịch xanh:
+ Khai thác du lịch nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên môi trường. Các sản phẩm du lịch phải đảm bảo được môi trường tự nhiên, giữ gìn và phát huy thế mạnh văn hóa bản địa, mang lại hạnh phúc cho người dân địa phương.
+ Môi trường du lịch có sự thân thiện, an toàn giữa người dân và khách du lịch du lịch mang lại thông điệp hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa người dân ở điểm đến với du khách.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về Vịnh Hạ Long
- Việt Nam là một đất nước có rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong đó phải kể tới Vịnh Hạ Long. Thật hiếm có một danh lam thắng cảnh nào có nhiều giá trị hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, địa chất đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa như Vịnh Hạ Long. Những giá trị đó đã góp phần làm cho Hạ Long vốn đã tuyệt vời về phong cảnh lại thêm hấp dẫn, say đắm lòng người.
- Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây Vịnh Bắc Bộ bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Đây là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố tương đồng về địa chất, cảnh quan, khí hậu, văn hóa.
- Vịnh Hạ Long có diện tích khoảng 1553 km2 có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, đa phần là các đảo đá vôi.
- Vịnh Hạ Long là vùng biển có khí hậu hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng ẩm và mùa đông khô lạnh.
- Vịnh Hạ Long có hệ thủy triều đặc trưng với mức triều cường vào khoảng 3,5 đến 4m/ ngày. Mực nước biển trong vùng vịnh cạn, có độ sâu khoảng 6 đến 10m.
- Địa hình của Vịnh Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các vùng trũng biển là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi đứng tạo lên những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nước và bầu trời.
- Các đảo của Vịnh Hạ Long có hai dạng phổ biến là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long.
- Quá trình Các-xtơ đã bào mòn, phong hóa tạo ra những đảo đá nhiều hình thù với dáng vẻ khác nhau nhô lên mặt biển. Các đảo trên Vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào. Các đảo trên Vịnh Hạ Long được đặt tên theo hình dáng của đảo như Hòn Lư hương, Hòn Cánh Buồm, Hòn Đầu Người, Hòn Trống Mái.... bên cạnh đó các đảo còn được đặt tên theo sự tích dân gian như núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo như đảo khỉ, hòn Kiến Vàng...
- Ngoài ra Vịnh Hạ Long rất đa dạng sinh học, hai hệ sinh thái chủ yếu là hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Vịnh Hạ Long phong phú với tổng số loài thực vật sống trên các đảo khoảng trên 1000 loài. Các quần xã thực vật như các loài ngập mặn, các loài thực vật bờ cát ven đảo, một số loại mọc trên sườn núi đá. Hệ sinh thái biển ven bờ có hệ sinh thái đất ướt như sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn trên vịnh, dạng sinh thái đáy cứng, rạn san hô, dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn, dạng sinh thái đáy mềm. Hệ sinh thái biển bao gồm thực vật phù du, động vật phù du, động vật tự du...
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Địa Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Chuyên đề 2: Một số vấn đề về du lịch thế giới
Chuyên đề 3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)