Lập bảng tóm tắt bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

12.9 K

Với giải Câu hỏi trang 61 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

Câu hỏi trang 61 Lịch Sử 11: Lập bảng tóm tắt bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Lời giải:

Bảng tóm tắt nét chính về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

Bối cảnh

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng: kinh tế suy thoái, thuế khóa nặng nề, quan lại nhũng nhiễu nhân dân,…

- Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ngày càng dâng cao. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.

=> Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo.

Diễn biến chính

- Từ năm 1771 - 1773: nghĩa quân nhanh chóng làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.

- Từ năm 1774 - 1786: nghĩa quân Tây Sơn tập trung lực lượng tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn.

- Năm 1785, quân đội Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ tổ chức đánh bại cuộc xâm lược của Xiêm vào đất Gia Định, làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút vang dội.

- Tết Kỷ Dậu (năm 1789), quân đội Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung đã quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long, khôi phục nền độc lập cho đất nước.

Ý nghĩa

- Lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, đặt nền móng cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước.

- Với chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, phong trào Tây Sơn đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Để lại những bài học quý báu về tư tưởng và nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.

Lý thuyết Phong trào Tây Sơn

1. Bối cảnh lịch sử

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng:

+ Về chính trị: Chúa Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi lúc 12 tuổi, chỉ thích chơi bời múa hát, quyền hành tập trung vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Nhiều quan lại trong triều cũng ăn chơi sa đoạ.

+ Về kinh tế: chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch nặng nề làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

+ Về xã hội: nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ngày càng dâng cao. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, tiêu biểu như: cuộc nổi dậy của Lý Văn Quang (Biên Hòa); cuộc khởi nghĩa của chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định),… Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này đều bị dập tắt.

2. Diễn biến chính

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai) chống lại chính quyền họ Nguyễn.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX

- Từ năm 1771 - 1789, quân Tây Sơn đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, tiêu biểu như:

+ Từ năm 1771 - 1773: nghĩa quân nhanh chóng làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

+ Năm 1777, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

+ Tháng 1/1785, quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm sau chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.

+ Năm 1786, quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.

+ Năm 1789, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội) của quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

3. Ý nghĩa lịch sử

- Phong trào Tây Sơn là sự hội tụ và phát triển đến đỉnh cao của phong trào nông dân khởi nghĩa chống áp bức phong kiến cuối thế kỉ XVIII. Phong trào đã lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xoá bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, đặt nền móng cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước.

- Với chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, phong trào Tây Sơn đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Để lại những bài học quý báu về tư tưởng và nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.

Đánh giá

5

1 đánh giá

1