Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

1.7 K

Với giải Câu hỏi trang 58 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Lời giải:

- Các cuộc khởi nghĩa chống các triều đại phong kiến phương Bắc là minh chứng hào hùng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân Việt.

- Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Lý thuyết Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc

1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

* Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX

- Thời gian: 40 - 43

- Người lãnh đạo: Hai Bà Trưng

- Chống chính quyền cai trị: Nhà Đông Hán

- Địa điểm: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

- Diễn biến chính và kết quả:

Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thủ Tô Định phải bỏ chạy về nước.

+ Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua, chính quyền tự chủ được thiết lập trong những năm 40 - 42.

+ Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.

* Khởi nghĩa của Bà Triệu

- Thời gian: 248

- Người lãnh đạo: Bà Triệu

- Chống chính quyền cai trị: nhà Ngô

- Địa điểm: quận Cửu Chân

- Diễn biến chính và kết quả:

Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá). Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra Giao Chỉ, làm rung chuyển chính quyền đô hộ.

+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu anh dũng hi sinh.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX

* Khởi nghĩa của Lý Bí

- Thời gian: 542 - 602

- Người lãnh đạo: Lý Bí, Triệu Quang Phục

- Địa điểm: Giao Châu

- Chống chính quyền cai trị: nhà Lương và nhà Tùy

- Diễn biến chính và kết quả:

+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ. Sau đó, Lý Bí lập ra Nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

+ Năm 545, quân Lương tiếp tục sang xâm lược, Triệu Quang Phục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi.

+ Đến năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa của Phùng Hưng

- Thời gian: khoảng năm 776

- Người lãnh đạo: Phùng Hưng

Chống chính quyền cai trị: nhà Đường

- Địa điểm: Tống Bình (Hà Nội)

- Diễn biến chính và kết quả:

+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).

+ Năm 782, nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ trong một thời gian.

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại Tống Bình.

2. Ý nghĩa

- Các cuộc khởi nghĩa chống các triều đại phong kiến phương Bắc là minh chứng hào hùng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân Việt.

- Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá