Tài liệu tác giả tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Đừng từ bỏ cố gắng lớp 7.
Tác giả tác phẩm: Đừng từ bỏ cố gắng - Ngữ văn 7
I. Tác giả Trần Thị Cẩm Quyên
- Trần Thị Cẩm Quyên
II. Tìm hiểu tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng
1.Thể loại: Nghị luận xã hội
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được in trong Văn học và tuổi trẻ, viện nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo, số 11- 2021
3. Phương pháp biểu đạt: nghị luận, biểu cảm
4. Tóm tắt Đừng từ bỏ cố gắng
- Tác phẩm nghị luận về vấn đề Đừng từ bỏ việc cố gắng, trên cuộc đời này không có sự bằng phẳng mà luôn chông gai .Kêu gọi con người hãy dám ước mơ và kiên trì với ước mơ của mình.Sau mỗi thất bại bạn sẽ trưởng thành hơn
5. Bố cục tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng
- Phần 1: Từ đầu…lý tưởng mà mình đã chọn: dẫn dắt đến vấn đề về sự cố gắng
- Phần 2: Tiếp theo…giúp ta trưởng thành hơn : lý giải và đưa ra dẫn chứng
- Phần 3: Còn lại: triết lý về sự cố gắng
6. Giá trị nội dung tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng
- Hãy ước mơ và không bao giờ từ bỏ với ước mơ của mình
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng
- Đưa ra bằng chứng thuyết phục
- Lý lẽ sắc bén
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng
1. Đừng từ bỏ cố gắng
- Tác giả đã dùng cách mở bài gián tiếp bằng cách dẫn câu nói của Đặng Thùy Trâm
- Ý kiến việc kiên trì nỗ lực,cố gắng để theo đuổi mục tiêu, lý tưởng là rất quan trọng
+ Cuộc sống cũng có thăng trầm như bản hòa ca,không phải lúc nào cũng suôn sẻ
+ Thất bại để trở thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không thất bại hay bỏ cuộc
- Ý kiến có những thành công bắt đầu từ thất bại hàng vạn lần
+ Thô mát Ê- đi- sơn đã từng bị đánh giá “dốt đến mức không biết đến thứ gì”
+ Sau trải qua hàng ngàn thất bại ông đã phát minh ra dây tóc bóng đèn
+ Đem đến kỉ nguyên mới cho nhân loại
+ Một bằng chứng khác là Ních- vu- chi- xích chàng trai bị khiếm khuyết tứ chi
+ Bất chấp khó khăn anh đã không ngừng vươn lên
+ Anh đang có một cuộc sống hạnh phúc
2. Thông điệp từ văn bản
- Tác giả đã rút ra bài học từ việc dẫn chứng hai nhân vật Ê- đi- xơn và Ních- vu- chi- xích
+ Đừng từ bỏ ước mơ
+ Sự kiên trì , bền bỉ và những lần tích lũy kinh nghiệm sẽ tôi luyện bản lĩnh
+ Mở rộng tầm nhìn, giúp ta trưởng thành hơn
+ Thay vì thất vọng và ghét bỏ những chiếc gai nhọn của đóa hoa hồng, bạn hãy ngắm nhìn và yêu thích màu hoa rực rỡ của nó
- Tác giả đưa ra lời khuyên
+ Hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại gục ngã bạn trên con đường tiến về phía trước
+ Hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng từ bỏ sự cố gắng
IV. Đọc tác phẩm: Đừng từ bỏ cố gắng
Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ có cúi đầu trước giông tố”. Bất kì ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
Quả thực như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta cần nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.
Bạn biết không, có những thành công bắt đầu từ những thất bại, khó khăn hàng vạn lần. Chẳng hạn như Thô-mát Ê-đi-sơn' (Thomas Edison), mấy ai biết rằng khi còn nhỏ, Ê-đi-sơn đã từng bị đánh giá là “dốt đến mức không học được bất cứ thứ gì”. Ông đã phải trải qua hàng ngàn thất bại trước khi phát minh
ra dãy tóc bóng đèn – phát minh mang đến kỉ nguyên ánh sáng cho nhân loại. Hay như Ních Vu-chi-xích (Nick Vujicic), chàng trai sinh ra đã khiếm khuyết tứ chi, thời đi học đã từng bị bạn bè chọc ghẹo đến mức muốn bỏ cuộc. Bất chấp tất cả những rào cản và khó khăn, Ních vẫn khao khát sống và không ngừng vươn lên. Giờ đây, anh đang sống một cuộc đời hạnh phúc. Anh có một gia đình nhỏ, có thể bơi lội, chụp ảnh, lướt ván, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng cho nhiều người để vươn đến một cuộc sống không giới hạn. Quả đúng như Gioóc E-li-ốt (George Eliot) từng nói: “Thất bại duy nhất mà ta nên sợ, đó là không bám lấy mục tiêu mà mình biết là tốt nhất”. Câu chuyện của Thô-mát Ê-đi-sơn và Ních Vu-chi-xích đã cho ta một bài học quý giá: đừng bao giờ từ bỏ nỗ lực và ước mơ, bởi chính sự kiên trì, bền bỉ và những bài học tích luỹ được qua những lần vấp ngã sẽ tôi luyện bản lĩnh, mở rộng tầm nhìn, giúp ta trưởng thành hơn.
Cuộc sống sẽ càng trở nên thú vị hơn nếu có đủ các gia vị ngọt bùi, cay đắng, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. Thay vì thất vọng và ghét bỏ những chiếc gai sắc nhọn của đoá hoa hồng, bạn hãy ngắm nhìn và yêu thích màu hoa rực rỡ, kiêu sa của nó. Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến về phía trước. Bạn thân mến, hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Tôi đi học
Tác giả - tác phẩm: Đừng từ bỏ cố gắng
Tác giả - tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Tác giả - tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Tác giả - tác phẩm: Tục ngữ và sáng tác văn chương