Sự ra đời của Nhà nước Liên Xô đã mở ra thời kì phát triển, đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới

650

Với giải Khởi động trang 20 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Video bài giải Lịch Sử 11 Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2 - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 20 Lịch Sử 11: Sự ra đời của Nhà nước Liên Xô đã mở ra thời kì phát triển, đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới mới như thế nào? Tại sao mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

Lời giải:

- Quá trình phát triển, mở rộng của chủ nghĩa xã hội:

+ Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917), chủ nghĩa xã hội được xác lập ở nước Nga Xô viết. Ngày 30/12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập. Năm 1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết.

+ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh.

+ Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật.

- Nguyên nhân sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

+ Mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá có nhiều khiếm khuyết.

+ Liên Xô và các nước Đông Âu không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài ngày càng trầm trọng.

+ Khi tiến hành cải tổ, cải cách, các nhà lãnh đạo ở Đông Âu và Liên Xô phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chủ trương, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị.

+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình”, “cách mạng Nhung”,... đã làm cho tình hình các nước xã hội chủ nghĩa càng thêm rối loạn.

Đánh giá

0

0 đánh giá