Nêu một tiềm năng hoặc một thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại và lấy dẫn chứng cụ thể

6.6 K

Với giải Câu hỏi trang 19 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Video bài giải Lịch Sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 19 Lịch Sử 11: Nêu một tiềm năng hoặc một thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại và lấy dẫn chứng cụ thể.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tiềm năng: Chủ nghĩa tư bản có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh. => Dẫn chứng: hiện nay, các nước tư bản luôn đi đầu trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ mới, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các thành tựu như: Internet kết nối vạn vật, rô-bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ thông minh nhân tạo,…

- Thách thức: Các cuộc khủng hoảng đang đặt ra nhiều thách thức cho cả nhân loại, trong đó có các quốc gia tư bản chủ nghĩa. Nhiều vấn đề đặt ra như nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, xung đột sắc tộc, tôn giáo,.. vẫn hiện hữu trong xã hội tư bản. => Dẫn chứng: dù là cường quốc có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, song, nước Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nan giải, như: nạn kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng đối người da màu; khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn; trình trạng bạo lực, nhiều vụ xả súng xảy ra ở các trường học, trên đường phố,… gây thương vong cho nhiều nạn nhân,…

(*) Lưu ý: Học sinh có thể lựa chọn những tiềm năng/ thách thức khác và nêu dẫn chứng để chứng minh.

Lý thuyết Chủ nghĩa tư bản hiện đại

1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia;

+ Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ;

+ Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến;

+ Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng;

+ Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

2. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Tiềm năng:

+ Chủ nghĩa tư bản có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh.

+ Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có hệ thống pháp chế hoàn chỉnh, phát huy những giá trị văn hoá - chính trị tư bản chủ nghĩa (tinh thần thượng tôn pháp luật, dân chủ, đảm bảo phúc lợi xã hội,...)

+ Chủ nghĩa tư bản có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò điều tiết vĩ mô của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển sẽ nắm bắt được mạng lưới toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia, chủ động liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Thách thức:

+ Các cuộc khủng hoảng (kinh tế - tài chính, năng lượng, lương thực, suy thoái môi trường sinh thái,...) đang đặt ra nhiều thách thức cho cả nhân loại, trong đó có các quốc gia tư bản chủ nghĩa. Nhiều vấn đề đặt ra như nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, xung đột sắc tộc, tôn giáo,.. vẫn hiện hữu trong xã hội tư bản.

+ Các thiết chế dân chủ vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn. Nhiều cuộc phản kháng xã hội vẫn bùng nổ mạnh mẽ tại các nước tư bản phát triển đã phản ánh thực trạng đó.

+ Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh, những vấn đề an ninh phi truyền thống đang đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia dân tộc. Đặc biệt, vấn đề an ninh con người (an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân,...) cần sự chung tay của nhiều quốc gia liên quan. Đại dịch Covid -19 đã gây ra cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế, đặt các quốc gia tư bản trước nhiều biến động, khó khăn.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Biểu tình chống biến đổi khí hậu ở Anh năm 2019

Đánh giá

0

0 đánh giá