Giải SGK GDCD 7 Bài 2 (Cánh diều): Bảo tồn di sản văn hoá

9.6 K

Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 2 từ đó học tốt môn GDCD 7.

Giải bài tập GDCD lớp 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá

Mở đầu trang 9 GDCD 7: Di sản văn hóa là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho con người và xã hội. Em hãy cùng các bạn bè kể về những di sản văn hóa mà em biết

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Những di sản văn hóa mà em biết là:

+ Phố cổ Hội An

+ Thánh địa Mỹ Sơn

+ Hoàng thành Thăng Long

+ Thành nhà Hồ

+ Quần thể di tích Cố đô Huế

1. Di sản văn hoá là gì?

Câu hỏi trang 10 GDCD 7: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá | Cánh diều (ảnh 1)GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá | Cánh diều (ảnh 2)a) Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình ảnh đó?

b) Theo em di sản văn hóa là gì?

Phương pháp giải:

Trực quan

Liên hệ thực tế

Trả lời:

a,

- Tên di sản gắn với từng hình:

+ Hình 1: Chùa Một Cột

+ Hình 2: Phố cổ Hội An

+ Hình 3: Thánh địa Mỹ Sơn

+ Hình 4: Hát Xẩm

+ Hình 5: Hát Then

+ Hình 6: Lễ hội Bài Chòi Phú Yên

- Những đặc điểm chung của các hình trên đều là những di sản văn hóa của nước ta:

+ Hình 1, hình 2, hình 3 là những di sản văn hóa vật thể.

+ Hình 4, hình 5, hình 6 là những di sản văn hóa phi vật thể.

b, Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

2. Phân loại di sản văn hoá

Câu hỏi trang 10 GDCD 7: a, Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa các di sản văn hóa trong các sự kiện trên.

b, Theo em, di sản văn hóa có thể được chia thành những loại nào? Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về các loại di sản văn hóa đó.

Phương pháp giải:

Đọc và phân loại

Trả lời:

a, Sự khác biệt giữa các di sản văn hóa trong các sự kiện trên là các di sản văn hóa trong các sự kiện đó được chia làm hai loại di sản văn hóa là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

- Di sản văn hóa vật thể là: Quần thể di tích Cố đô Huế; Khu di tích Mỹ Sơn;

- Di sản văn hóa phi vật thể là: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Đờn ca tài tử nam Bộ; Hát Xoan - Phú Thọ.

b, Di sản văn hóa được chia thành 2 loại: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Câu hỏi trang 11 GDCD 7: Dựa vào thông tin trên, em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết di sản văn hóa nào là: Di tích lịch sử; Danh lam thắng cảnh; Di vật cổ vật, bảo vật quốc gia; Di sản văn hóa phi vật thể. Giải thích vì sao? GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá | Cánh diều (ảnh 3)Phương pháp giải:

Quan sát , liên hệ thực tế

Trả lời:

- Di tích lịch sử là Hình 1: Văn miếu Quốc Tử Giám vì Văn Miếu là công trình được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc.

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là Hình 2: Trống đồng Đông Sơn vì Trống đồng Đông Sơn là một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN - thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ

- Danh lam thắng cảnh là Hình 3: Vịnh Hạ Long là cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên và đặc điểm địa hình đặc biệt  có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất với hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh.

- Di sản văn hóa phi vật thể là Hình 4: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên vì đây là sản phẩm tinh thần, là lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

3. Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội

Câu hỏi trang 11 GDCD 7: a, Theo em, những thông tin trên đã cho thấy di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

b, Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của mình về ý nghĩa của di sản văn hóa?

Phương pháp giải:

Đọc và tìm ý, liên hệ bản thân

Trả lời:

a, Di sản văn hóa có ý nghĩa vô cùng lớn đối với con người và xã hội: + Góp phần quan trọng trong việc giáo dục lịch sử

Vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh của quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mĩ của di sản văn hóa Việt Nam ra ngoài thế giới. 

b, Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá

Câu hỏi trang 14 GDCD 7: a, Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành vi của các tổ chức, cá nhân trong các hình trên.

b, Trước những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em cần thể hiện thái độ và hành động như thế nào?

Phương pháp giải:

Trực quan, liên hệ bản thân

Trả lời:

a. Ở hình 1 và hình 2 là những hành động bảo vệ và lưu truyền, phát huy những di sản văn hóa.

Ở hình 3, hình 4, hình 5 là những hành động phá hoại, gây mất mĩ quan những di sản văn hóa.

b. Trước những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa cần có thái độ không đồng tình, lên án, phê phán những cá nhân, tổ chức vi phạm, có hành vi không bảo vệ di sản văn hóa. Và cần biết giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa của quốc gia

Luyện tập (trang 14)

Luyện tập 1 trang 14 GDCD 7: Theo em những giá trị văn hóa nào dưới đây đã được công nhận là di sản văn hóa?

A. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên Huế)

B. Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc ( Hà Nội)

C. Công trình thủy điện Yaly ( Gia Lai)

D. Khu di tích văn hóa Óc Eo ( An Giang)

E. Bãi biển Mỹ Khê ( Đà Nẵng)

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, loại trừ đáp án không chính xác

Trả lời:

Đáp án đúng A, B, D

Luyện tập 2 trang 15 GDCD 7: Cho các di sản khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), Nhã nhạc cung đình Huế , Bàu trắng (Bình Thuận), Lễ hội đua thuyền đình Bình Thủy ( An Giang), Địa đạo Củ Chi ( Thành phố Hồ Chí Minh), Động Phong Nha ( Quảng Bình), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm ( Bắc Giang), Truyện Kiều( Nguyễn Du); Nhà gốm Thanh Hà ( Quảng Nam); Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ); Lễ hội Ada Koonh ( Mừng lúa mới) của người Pa Kô.

GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá | Cánh diều (ảnh 4)Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, phân loại.

Trả lời:

Di tích lịch sử, văn hóa

Danh lam thắng cảnh

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể 

Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)

Tràng An (Ninh Bình)

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)

Nhã nhạc cung đình Huế.

Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội)

Bàu trắng (Bình Thuận)

 

Lễ hội đua thuyền đình Bình Thủy (An Giang)

 

Động Phong Nha (Quảng Bình)

 

Dân ca Quan họ Bắc Ninh

 

 

 

Truyện Kiều( Nguyễn Du)

 

 

 

Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ)

 

 

 

Nhà gốm Thanh Hà (Quảng Nam)

 

 

 

Lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Kô.

 

Luyện tập 3 trang 15 GDCD 7: Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,... gây mất mĩ quan. Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc là các hình trái tim, hoa lá,.. Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, … Không chỉ ở tên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mĩ quan.

a) Em đồng ý hay không đồng ý với  những việc làm trên? Vì sao?

b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, đọc hiểu.

Trả lời:

a, Em không đồng ý với việc làm trên

Bởi vì những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên các công trình di tích lịch sử chính là hành vi phá hoại, xâm hại đến các di tích lịch sử đó, gây mất mĩ quan, làm hư hại công trình.

b, Nếu bắt gặp những người đang viết vẽ lên các công trình di tích lịch sử, em sẽ khuyên họ không nên làm như vậy, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm,... thay vì khắc chữ, viết, vẽ vì làm như thế là đang góp phần phá hoại, làm hư tổn và gây mất cảnh quan ở khu di tích.

Luyện tập 4 trang 15 GDCD 7: Giả sử trong quá trình đào móng, xây nhà bố em phát hiện có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đâu. Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Em sẽ khuyên bố rằng hãy mang cổ vật đó giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Bởi vì nếu như giữ lại cổ vật đó trong nhà hoặc đem đi bán đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Luyện tập 5 trang 15 GDCD 7: Em hãy kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương. Em đã làm gì để góp phần giữ gìn góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa đó

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:

- Gò Đống Đa

- Văn miếu - Quốc Tử Giám

- Cột cờ Hà Nội

Việc làm góp phần giữ gìn góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa:

- Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tưới tỉa cây ở khu di tích.

- Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm

- Tuyên truyền, giới thiệu về khu di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn.

Vận dụng (trang 15)

Vận dụng 1 trang 15 GDCD 7: Em hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam để xây dựng thành tập san trưng bày tại lớp

Trả lời:

Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.

Phố cổ Hội An:

GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá | Cánh diều (ảnh 5)

Vịnh Hạ Long:

GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá | Cánh diều (ảnh 6)

Động Phong Nha (Quảng Bình):

GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá | Cánh diều (ảnh 7)

Vận dụng 2 trang 15 GDCD 7: Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch chăm sóc di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương và thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng

Trả lời:

Học sinh tự xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương: Dịp nghỉ lễ  2/9  rủ các bạn mang đồ dùng khăn lau, xô chậu, chổi dễ,.. đi chăm sóc di tích tại địa phương.

Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Bài 5: Giữ chữ tín

Lý thuyết GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

1. Di sản văn hóa là gì?

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

2. Phân loại di sản văn hóa

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa

(di sản văn hóa vật thể)

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (di sản văn hóa phi vật thể)

3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

UNESCO ghi danh dân ca quan họ Bắc Ninh là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại

Du khách nước ngoài tham quan cố đô Huế ở Việt Nam

4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Không xâm phạm các di sản văn hóa

Cần giữ gìn cảnh quan sạch đẹp

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

Đánh giá

0

0 đánh giá