Giải SGK GDCD 7 Bài 3 (Cánh diều): Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

14.8 K

Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 3 từ đó học tốt môn GDCD 7.

Giải bài tập GDCD lớp 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Mở đầu trang 16 GDCD 7: Trong cuộc sống, sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm chính là sợi dây gắn kết giúp tạo dựng mối quan hệ thân thiết với mọi người xung quanh.

Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “ Bạn ấy là ai” để đoán tên các bạn trong lớp qua các thông tin gợi ý về sở thích, thói quen, năng khiếu, tính cách,... Vì sao em đoán được người bạn đó?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân, liên hệ thực tế

Trả lời:

- Để đoán được “bạn ấy là ai” có thể dựa vào các chi tiết:

+ Sở thích: Người bạn ấy thích gì? Đồ ăn? Quần áo? Đồ chơi? Truyện hay sách?

+ Thói quen: Người bạn ấy gay có thói quen gì?

+ Năng khiếu: Người bạn ấy có năng khiếu gì? Múa? Vẽ? hay Hát?

+ Tính cách: Người bạn ấy có tính cách như thế nào? Nhẹ nhàng? Nóng nảy? Hay  Vui vẻ?

Có thể đoán ra “Người bạn ấy là ai” vì những sở thích, thói quen, năng khiếu, tính cách là những đặc điểm riêng của mỗi người nên dựa và những chi tiết đó có thể đoán ra người bạn đó

1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi trang 17 GDCD 7: Đọc và trả lời câu hỏi

a) Bác Hồ đã có những việc làm nào đối với anh chị em công nhân quét đường và ý nghĩa của việc làm đó?

b) Việc làm của Bác Hồ đã nhắc nhở mỗi chúng ta điều gì?

c) Em hiểu thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Phương pháp giải:

- Đọc và tìm ý để trả lời câu hỏi

- Liên hệ bản thân

Trả lời:

- Những việc làm của Bác Hồ đối với anh chị em công nhân quét đường:

+ Khi Bác biết những anh chị em công nhân quét đường vất vả vào những đêm đông, Bác đã nhắc nhở những cơ quan có trách nhiệm cấp phát quần áo bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô, các chú ấy.

+ Bác nhắc nhở cán bộ phụ trách phải quan tâm đúng mức đến anh chị em công nhân.

+ Bác tìm được loài cây bốn mùa đều xanh tươi ở nước ngoài để giúp giúp các anh chị em công nhân đỡ vất vả, đỡ tốn công.

-  Ý nghĩa: Việc làm của Bác đã giúp các anh chị em công nhân quét đường được bảo vệ sức khỏe, đỡ vất vả hơn rất nhiều.

a) Việc làm của Bác nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết quan tâm đến mọi người xung quanh, hiểu và thông cảm cho nỗi vất vả của người khác và từ đó có những hành động thiết thực để thể hiện sự quan tâm và san sẻ nỗi vất vả với mọi xung quanh.

b) Em hiểu quan tâm, cảm thông và chia sẻ là:

+ Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.

+ Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó,

+ Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Câu hỏi trang 17 GDCD 7: Quan sát và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện như thế nào trong từng hình ảnh trên.

b) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè và thế giới xung quanh

GDCD 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Trực quan

- Liên hệ bản thân

- Liên hệ thực tế

Trả lời:

a, Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện:

- Hình ảnh 1: Các bạn học sinh đang quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt.

- Hình ảnh 2: Cửa hàng cung cấp thực phẩm và nước uống miễn phí.

- Hình ảnh 3: Các bạn học sinh tổ chức lao động, thu gom rác thải.

- Hình ảnh 4: Bạn nhỏ cùng bố mẹ chuẩn bị bữa ăn.

b, Những biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè và thế giới xung quanh:

- Giúp bố mẹ nấu cơm, quét nhà.

- Quan tâm, động viên, chăm sóc khi bố mẹ, anh chị, bạn bè bị ốm.

- Quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ các bạn trong lớp về những khó khăn trong học tập.

- Giúp đỡ những người gặp nạn trên đường.

- Quan tâm, sẻ chia và cảm thông với những bác lao công

2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Câu hỏi trang 18 GDCD 7: Đọc và trả lời câu hỏi

a) Em hãy chia sẻ cảm xúc của em về việc làm của anh Hiếu?

b) Theo em, sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu với anh Minh có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Trả lời:

a) Qua việc làm của anh Hiếu, em cảm thấy rất xúc động và ngưỡng mộ anh. Anh Hiếu là một người bạn tốt, anh không ngại khó khăn mà ngày ngày cõng bạn đến trường. Hành động này của anh đã cho thấy anh là một người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè.

b) Sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu đối với anh Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính nhờ sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu đã giúp anh Minh vượt qua được khó khăn thử thách để vươn lên đạt được mục tiêu của bản thân. Không chỉ vậy, sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu còn trở thành một câu chuyện ý nghĩa, một tấm gương sáng để chúng em noi theo. Qua đó còn giúp nâng cao tinh thần tương thân tương ái, giúp con người gần gũi gắn bó nhau hơn, tiếp thêm sức mạnh cho những người gặp khó khăn có thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống để vượt qua khó khăn.

Luyện tập (trang 19)

Luyện tập 1 trang 19 GDCD 7: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về sự quan tâm, cảm thông chia sẻ và thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao tục ngữ đó

Phương pháp giải:

- Trực quan,

- Liên hệ thực tế

Trả lời:

+ Lá lành đùm lá rách. Đây là câu tục ngữ nói về sự chia sẻ của con người trong cuộc sống. Những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà đầy yêu thương, quý mến và thân thương trong cuộc sống. Những người có điều kiện thuận lợi, khấm khá trong xã hội cũng như công việc sẽ giúp đỡ những người không có điều kiện hay khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cùng chung tay góp sức giúp đỡ những người khó khăn, những người hoạn nạn để cuộc sống thêm tươi đẹp và hạnh phúc hơn.

+ Miếng khi đói bằng gói khi no: Câu tục ngữ nói về sự chia sẻ của con người những lúc hoạn nạn khó khăn. Khi người gặp hoạn nạn mà được người khác giúp đỡ thì sẽ rất quý trọng và yêu thương họ hơn. Khi chúng ta đói rách hay khó khăn thì chúng ta luôn có được sự giúp đỡ của những người giàu có hơn. Khi chúng ta có điều kiện tốt hơn những người trong cuộc sống thì chúng ta phải yêu thương giúp đỡ những người khó khăn hơn.

+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Câu tục ngữ thể hiện sự yêu thương, đùm bọc con người với mọi người xung quanh. Khi chúng ta gặp hoạn nạn thì mọi người xung quanh sẽ được giúp đỡ và yêu thương chúng ta, chúng ta nên biết trân trọng và yêu quý những người giúp đỡ chúng ta những lúc hoạn nạn và khó khăn.

Luyện tập 2 trang 19 GDCD 7: Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

A. Không chơi với những bạn học kém

B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông

C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm

D. Thăm hỏi và động viên người già neo đơn

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, loại trừ đáp án đúng sai.

Trả lời:

Những việc nên làm: B, D vì đây là những việc thể hiện sự cảm thông, chia sẻ giữa con người và con người.

Những việc không nên làm: A, C vì đây là những việc thể hiện sự ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ tới người khác.

Luyện tập 3 trang 19 GDCD 7: Em hãy thực hiện một lời nói, hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè thầy cô trong lớp mình.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

- Giúp đỡ những bạn học kém hơn trong lớp bằng cách giảng bài giúp bạn.

- Thấy bút của bạn hỏng thì cho bạn mượn bút.

- Gặp thầy, cô chào hỏi lễ phép.

- Gia đình bạn trong lớp gặp khó khăn kêu gọi bạn bè ủng hộ, giúp đỡ.

Luyện tập 4 trang 19 GDCD 7: A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bai bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học của mình.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?

b) Theo em, ý kiến của H như vậy có đúng không? Tại sao?

Phương pháp giải:

- Liên hệ thực tế,

- Liên hệ bản thân,

- Đọc và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

a) Việc làm của bạn A rất là đúng. Bởi vì bạn N ốm không thể đến lớp nhiều ngày thì kiến thức sẽ bị chậm hơn so với các bạn trên lớp cho nên bạn A đã ghi đầy đủ bài vở để mang về cho N chép và giảng những chỗ khó hiểu cho bạn.

b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy là sai. Vì bạn A đã mang vở sang cho bạn chép và giảng bài cho bạn N mà bạn H lại có ý kiến như thế ích kỉ không quan tâm đến công sức của bạn A đã mang vở sang và giảng cho bạn hiểu.

Luyện tập 5 trang 19 GDCD 7: Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.

Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm giúp đỡ bạn không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, Liên hệ bản thân, Đọc và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Theo em, việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn. Bởi vì làm như vậy sẽ khiến cho N ỉ lại làm cho N lười biếng vì nghĩ mình không cần học bạn vẫn cho mình chép bài.

Vận dụng (trang 19)

Vận dụng 1 trang 19 GDCD 7: Em hãy làm một sản phẩm mang thông điệp cảm thông, chia sẻ theo gợi ý sau:

- Một bức thư, một bài thuyết trình,..

- Một tấm thiệp, một bức tranh,..

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Sản phẩm tự làm mang tính tỉ mỉ, cẩn thận.

VD:

GDCD 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ | Cánh diều (ảnh 2)GDCD 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ | Cánh diều (ảnh 3)

Vận dụng 2 trang 19 GDCD 7: Em hãy lập kế hoạch giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong lớp theo bảng sau:

GDCD 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ | Cánh diều (ảnh 4)Phương pháp giải:

- Liên hệ thực tế,

- Liên hệ bản thân.

Trả lời:

Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của em

Thời gian thực hiện

Kết quả thực hiện

Tự đánh giá

 

Quyên góp giấy vụn, chai nhựa để lập quỹ ủng hộ

30 phút mỗi ngày

 

Thu được một khoản tiền để ủng hộ

Đã hoàn thành

 

Bóp lưng cho ông bà, bố mẹ

1 tiếng mỗi ngày

Ông bà, bố mẹ đỡ đau lưng, mệt mỏi hơn sau một ngày đi làm vất vả

Đã hoàn thành

Giảng bài giúp bạn

45 phút mỗi ngày

Bạn tiến bộ hơn theo từng ngày

Đã hoàn thành

 

Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá

Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Bài 5: Giữ chữ tín

Bài 6: Quản lí tiền

Lý thuyết GDCD 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh; cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó; chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng cua mình

- Quan tâm cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như:

+ An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe;

+ Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn;

+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội;...

Lý thuyết Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Cánh diều (ảnh 1)

Hỗ trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt

Tặng SGK cho trẻ em vùng cao

2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi gắn bó; có thêm sức mạn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ được mọi người yêu quý, tôn trọng.

- Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác, mỗi người cần;

+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Lý thuyết Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Cánh diều (ảnh 1)

Tặng áo ấm cho trẻ em vùng cao

Cần lên án, phê phán thói vô cảm

Đánh giá

0

0 đánh giá