Sách bài tập GDCD 7 Bài 2 (Cánh diều): Bảo tồn di sản văn hóa

6.2 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 1 trang 11 SBT GDCD 7: Quan sát các hình ảnh về di sản văn hóa dưới đây và cho biết:

- Tên của di sản văn hóa?

- Đây là di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể?

- Đây là di sản văn hóa của Việt Nam hay di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam?

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Yêu cầu số 1:

+ Ảnh 1 - Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

+ Ảnh 2 - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

+ Ảnh 3 - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Tây Nguyên)

+ Ảnh 4 - Đờn ca tài tử (Nam Bộ).

+ Ảnh 5 - Cảng nhà rồng (thành phố Hồ Chí Minh)

+ Ảnh 6 - Dân ca quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang)

+ Ảnh 7 - Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)

+ Ảnh 8 - Khu di tích Tân Trào (Tuyên Quang)

- Yêu cầu số 2:

+ Những di sản văn hóa vật thể là: Phố cổ Hội An (ảnh 1); Vịnh Hạ Long (ảnh 2); Cảng nhà rồng (ảnh 3); Thánh địa Mỹ Sơn (ảnh 7); Khu di tích Tân Trào (ảnh 8)

+ Những di sản văn hóa phi vật thể là: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (ảnh 3); Đờn ca tài tử (ảnh 4); Dân ca quan họ (ảnh 6)

- Yêu cầu số 3:

+ Những di sản văn hóa của Việt Nam là: Khu di tích Tân Trào (ảnh 8); Cảng nhà rồng (ảnh 3)

+ Những di sản vừa là di sản văn hóa của Việt Nam vừa là di sản văn hóa thế giới (được Tổ chức UNESCO ghi nhận) là: Phố cổ Hội An (ảnh 1); Vịnh Hạ Long (ảnh 2); Thánh địa Mỹ Sơn (ảnh 7); Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (ảnh 3); Đờn ca tài tử (ảnh 4); Dân ca quan họ (ảnh 6)

Bài 2 trang 12 SBT GDCD 7: Những di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật thể?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Tên di sản văn hóa

Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng

 

 

2, Đờn ca tài tử Nam Bộ

 

 

3, Văn Miếu - Quốc Tử Giám

 

 

4, Khu Di tích Mỹ Sơn

 

 

5. Hát chèo

 

 

6. Nhã nhạc Cung đình Huế

 

 

7. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

 

 

8. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ

 

 

9, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh

 

 

10. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

 

 

11. Chùa Một Cột

 

 

12. Vọng cổ

 

 

Trả lời:

Tên di sản văn hóa

Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng

x

 

2. Đờn ca tài tử Nam Bộ

 

x

3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám

x

 

4. Khu Di tích Mỹ Sơn

x

 

5. Hát chèo

 

x

6. Nhã nhạc Cung đình Huế

 

x

7. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

x

 

8. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ

 

x

9, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh

 

x

10. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

x

 

11. Chùa Một Cột

x

 

12. Vọng cổ

 

x

Bài 3 trang 13 SBT GDCD 7: Những hành vi, việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Tham quan di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

B. Buôn bán cổ vật quốc gia.

C. Nghe bài hát dân ca của các vùng miền.

D. Chê bai trang phục dân tộc là lạc hậu.

E. Giao cổ vật do mình tìm thấy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

G. Viết, vẽ lên di tích lịch sử - văn hóa,

H. Để nguyên vật liệu xây dựng trước cổng đền thờ.

Trả lời:

Những hành vi, việc làm vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa là:

B. Buôn bán cổ vật quốc gia.

D. Chê bai trang phục dân tộc là lạc hậu.

G. Viết, vẽ lên di tích lịch sử - văn hóa.

H. Để nguyên vật liệu xây dựng trước cổng đền thờ.

Bài 4 trang 13 SBT GDCD 7 : Hãy nêu tên 5 di sản văn hóa quốc gia của Việt Nam và 5 di sản văn hóa ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa quốc gia

Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam

1. Chùa Tây Phương (Hà Nội)

1. Đờn ca tài tử Nam Bộ

2. Đền Đồng Cổ (Thanh Hóa)

2. Thành nhà Hồ

3. Đền Kiếp Bạc (Hải Dương)

3. Dân ca Ví, Giặm Nghệ - Tĩnh

4. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng)

4. Nhã nhạc cung đình Huế

5. Nghi lễ cấp sắc của người Dao

5. Thánh địa Mỹ Sơn

Bài 5 trang 13 SBT GDCD 7: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là góp phần bảo vệ di sản văn hóa? Giải thích vì sao.

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Những hành vi góp phần bảo vệ di sản văn hóa, là:

+ Dọn dẹp vệ sinh tại khu di tích văn hóa (ảnh 1)

+ Tham gia biểu diễn nghệ thuật truyền thống (ảnh 3)

+ Thu gom rác thải tại khu danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa (ảnh 4).

- Vì: đây là những hành động góp phần bảo vệ cảnh quan tại khu danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa luôn sạch đẹp (ảnh 1, ảnh 4); truyền bá văn hóa nghệ thuật truyền thống tới du khách trong và ngoài nước (ảnh 3).

Bài 6 trang 13 SBT GDCD 7: Đọc thông tin

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn.

Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng, độc đáo của kĩ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.

Không gian văn hóa Cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên, như Êđê, Bana, Xơ đăng, Jrai, M'nông, Cơ ho,..

Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên. Nó được coi là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng.

Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên.

Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn, trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, giả trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người.

Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hằng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng chiêng vang lên chào đón thành viên mới. Khi đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống, từ việc ruộng đồng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khỉ đón khách, lên nhà mới hay tang lễ,... đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội,... của con người Tây Nguyên.

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Vào những ngày lễ hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Đây cũng chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.

Những lễ hội cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên đã và đang thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến với nơi đây.

Trải qua 15 năm bảo tồn và phát triển, kể từ sau khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất cao nguyên đầy nắng gió.

(Theo vietnamplus.vn, ngày 26/11/2020)

a) Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với con người Tây Nguyên như thế nào?

b) Không gian văn hóa Cổng chiêng Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào đối với đồng bào các dân tộc và xã hội Tây Nguyên?

Trả lời:

Yêu cầu a) Sự gắn bó của Công chiêng Tây Nguyên với con người Tây Nguyên:

+ Với người dân Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên; là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng.

+ Cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.

+ Lễ hội cồng chiêng có vai trò cố kết cộng đồng.

+ Tiếng cồng chiêng gắn bó sâu sắc với đời sống của mỗi người dân Tây Nguyên từ khi họ chào đời cho đến khi về với thế giới bên kia.

Yêu cầu b) Ý nghĩa của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên…

- Có giá trị cố kết cộng đồng.

- Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, thưởng thức. Doanh thu từ du lịch là một trong những nguồn thu lớn cho ngân sách của các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên; tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

- Quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Tây Nguyên.

Bài 7 trang 16 SBT GDCD 7:Có một ngôi đền cổ đã được xếp hạng nằm bên bờ sông Hồng, thờ một vị tướng có công với nước. Từ lâu, nhân dân xa gần đến đây thắp hương và cùng đóng góp, bảo tồn ngôi đền này. Nhưng, từ mấy tháng nay không biết ai đã xếp gạch và xi măng trước cổng đền làm ảnh hưởng đến cảnh quan nơi đây và phần nào phá đi vẻ tĩnh mịch, yên ả vốn có của ngôi đền. Nhiều người khách đến thăm cảm thấy không được vui về sự thay đổi ở chốn linh thiêng này.

a) Em nhận xét thể nào về hành vi, việc làm xếp gạch và xi măng trước cửa đền?

b) Nếu được có ý kiến, em có thể nói gì với người thực hiện hành vi, việc làm trên?

Trả lời:

Yêu cầu a) Hành vi xếp gạch và xi măng trước cửa đền là không đúng, xâm phạm đến cảnh quan của khu di tích.

Yêu cầu b) Em sẽ phân tích cho họ hiểu: hành động xếp gạch và xi măng trước cửa đền là không đúng, gây bất tiện cho du khách tham quan và phần nào phá đi vẻ tĩnh mịch, yên ả của ngôi đền; đồng thời em cũng đề nghị những người thực hiện hành vi trên nên di dời vật liệu xây dựng ra nơi khác, trả lại cảnh quan vốn có của khu di tích.

Bài 8 trang 16 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, trong các di sản văn hóa vật thể, chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế, còn các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng tính với ý kiến trên. Chúng ta cũng cần bảo tồn, gìn giữ các di vật, bảo vật quốc gia, vì: đó là những hiện vật được lưu truyền, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

Bài 9 trang 16 SBT GDCD 7Chủ nhật vừa qua lớp em tổ chức một buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng. Đa số các bạn trong lớp đều rất hào hứng khi được tham quan di tích lịch sử văn hóa này. Tuy vậy, vẫn có mấy bạn không tham gia, vì cho rằng học sinh không có trách nhiệm phải hiểu biết về di sản văn hóa, nên không cần thiết phải tham quan.

a) Em nhận xét thể nào về ý thức của các bạn không đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng?

b) Theo em, học sinh trung học có cần tìm hiểu về di sản văn hóa của đất nước hay không? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu a) Những bạn học sinh không đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng đã chưa có ý thức tìm hiểu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quê hương, đất nước.

Yêu cầu b) Theo em, học sinh THCS cần tìm hiểu về di sản văn hóa của đất nước, vì:

+ Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của nhân loại.

+ Qua việc tìm hiểu về di sản văn hóa, các bạn học sinh có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, hiểu về cuộc sống lao động sản xuất, đời sống tinh thần và trình độ phát triển của nhân dân, từ đó bồi đắp thêm lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Bài 10 trang 16 SBT GDCD 7: Khi tranh luận về di sản văn hóa của dân tộc, các bạn lớp T có các ý kiến khác nhau. Theo em, những ý kiến nào sau đây là đúng?

(Khoanh tròn chữ cái trước cất ti lựa chọn)

A. Di sản văn hóa là bất kì bài hát, điệu múa, làn điệu dân ca nào.

B. Di sản văn hóa của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày.

C. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước.

D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra.

E. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,...

G. Di sản văn hóa vật thể quan trọng hơn di sản văn hóa phi vật thể.

H, Di sản văn hóa nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội.

Trả lời:

- Những ý kiến đúng là:

 C. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước.

E. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,...

H. Di sản văn hóa nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội.

Bài 11 trang 17 SBT GDCD 7: Một tấm bia Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đường Hồ Chí Minh đã bị các quán ăn, nhà hàng lấn chiếm đất, tiến sát đến chân công trình; tệ hơn nữa, các thông tin trên tấm bia đã bị đục xoá, Điều này đã làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, làm mất vẻ trang nghiêm, biến dạng hòan toàn di tích lịch sử văn hóa quốc gia này.

a) Em nhận xét thế nào về hành vi lấn chiếm đất Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên đường Hồ Chí Minh?

b) Nêu được góp ý, em có thể nói gì với những người có hành vi này?

Trả lời:

Yêu cầu a) Hành vi lấn chiếm Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trên đường Hồ Chí Minh là sai, gây mất mỹ quan của khu di tích, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông; đồng thời đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa.

Yêu cầu b) Nếu được góp ý, em sẽ: phân tích cho họ hiểu hậu quả của hành vi lấn chiếm khu di tích lịch sử - văn hóa; những quy định của pháp luật về bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa; đồng thời, đề nghị họ di dời hàng quán ra xa, trả lại cảnh quan vốn có của khu di tích.

Bài 12 trang 17 SBT GDCD 7Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một di sản văn hóa ở quê mình hoặc ở nơi khác theo gợi ý:

- Tên, sự tích (tóm tắt) của di sản văn hóa.

- Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với quê hương, đất nước,

- Tình hình giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Trả lời:

(*) Tham khảo: giới thiệu về lễ hội Đền Hùng

- Tên di sản văn hóa: Lễ hội Đền Hùng

- Thông tin cơ bản:

+ Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.

+ Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng.

+ Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...

+ Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.

+ Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. 

- Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với quê hương, đất nước:

+ Bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

+ Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh Phú Thọ.

+ Tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn người dân trên địa bàn và cư dân các vùng lân cận.

+ Quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước.

- Tình hình giữ gìn, phát huy truyền thống:

+ Chính quyền địa phương thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch.

+ Người dân địa phương niềm nở, hiếu khách.

+ Thường xuyên thực hiện công tác trùng tu,tôn tạo di tích Đền Hùng.

+ Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Lễ hội đền Hùng.

Bài 13 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy suru tầm một số câu ca dao, tục ngữ về các lễ hội, các danh lam thắng cảnh, các địa danh gắn với di sản văn hóa của đất nước.

Trả lời:

- Một số câu ca dao, tục ngữ về các lễ hội, các danh lam thắng cảnh, các địa danh gắn với di sản văn hóa của đất nước:

+ “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”.

+ “Ai đi trẩy hội chùa Hương/ Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm/ Mớ rau sắng, quả mơ non/ Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?”.

+ “Bắc Kạn có suối đãi vàng/ Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh”.

+ “Bình Định có núi Vọng Phu// Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh”.

+ “Ngọ Môn năm cửa, chín lầu/ Cột cờ ba bậc, Phu Văn Lân hai tầng”.

+ “Đà Nẵng tàu lớn vào ra/ Hội An phố xá đông người bán buôn”.

Bài 14 trang 17 SBT GDCD 7Là công dân - học sinh, em đã và sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hóa?

Trả lời:

- Để góp phần bảo vệ di sản văn hóa, em cần:

+ Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

+ Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa tới người thân, bạn bè trong và ngoài nước.

+ Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa

+ …

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

SBT GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

SBT GDCD 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

SBT GDCD 7 Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

SBT GDCD 7 Bài 5: Giữ chữ tín

Lý thuyết GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

1. Di sản văn hóa là gì?

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

2. Phân loại di sản văn hóa

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa

(di sản văn hóa vật thể)

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (di sản văn hóa phi vật thể)

3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

UNESCO ghi danh dân ca quan họ Bắc Ninh là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại

Du khách nước ngoài tham quan cố đô Huế ở Việt Nam

4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Cánh diều (ảnh 1)

Không xâm phạm các di sản văn hóa

Cần giữ gìn cảnh quan sạch đẹp

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

Đánh giá

0

0 đánh giá