Chuẩn bị: Một thanh cứng hình trụ hai đầu thanh được gắn vào hai ổ trục để thanh có thể xoay dễ dàng quanh trục của nó

304

Với giải Thực hành trang 26 Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Thực hành trang 26 Vật lí 11: Chuẩn bị:

- Một thanh cứng hình trụ hai đầu thanh được gắn vào hai ổ trục để thanh có thể xoay dễ dàng quanh trục của nó.

- Một con lắc điều khiển Đ, ba con lắc thử 1, 2 và 3 được treo vào thanh cứng hình trụ.

- Bố trí thí nghiệm như Hình 6.3

Tiến hành:

- Hãy dự đoán xem, trong thí nghiệm Hình 6.3, nếu con lắc điều khiển Đ được kéo sang một bên theo phương vuông góc với thanh rồi thả ra cho dao động thì các con lắc khác có dao động không? Con lắc nào dao động mạnh nhất? Tại sao?

- Làm thí nghiệm để kiểm tra.

Nhận xét: So sánh kết quả quan sát được với dự đoán.

Giải SGK Vật lí 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để dự đoán và kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải:

Khi thả con lắc điều khiển Đ thì các con lắc khác có dao động.

Con lắc số (3) dao động mạnh nhất vì con lắc dao động mạnh nhất là con lắc có chu kì gần nhất với chu kì dao động của con lắc điều khiển, mặt khác chu kì dao động của các con lắc đơn lại tỉ lệ với chiều dài → con lắc (3) có chiều dài gần nhất với chiều dài của con lắc do đó sẽ dao động với biên độ lớn nhất.

Kết quả thí nghiệm quan sát được giống như dự đoán.

Lý thuyết Dao động cưỡng bức

1. Khái niệm dao động cưỡng bức

- Dao động cưỡng bức là dao đỗngảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số f bất kì. Khi dao động ổn định, tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực

2. Đặc điểm

- Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức

- Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ ngoại lực, độ lớn lực cản của môi trường, độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số riêng của hệ dao động

Đánh giá

0

0 đánh giá