Giải SBT Vật lí 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

5.1 K

Với giải sách bài tập Vật lí 11 Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Vật lí 11 Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Giải SBT Vật lí 11 trang 12

Bài 6.1 trang 12 SBT Vật Lí 11: Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động tắt dần.

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

C. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.         

Lời giải:

Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian

Đáp án : A

Bài 6.2 trang 12 SBT Vật Lí 11Tìm phát biểu sai.

Dao động tắt dần là dao động có

A. tần số giảm dần theo thời gian.

B. cơ năng giảm dần theo thời gian.

C. biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

D. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dẫn càng nhanh.

Lời giải:

Dao động tắt dần là dao động có biên độ , cơ năng giảm dần theo thời gian

Ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dẫn càng nhanh

Đáp án : A

Bài 6.3 trang 12 SBT Vật Lí 11Trong dao động tắt dần một phần cơ năng đã biến đổi thành

A. điện năng.

B. nhiệt năng.

C. hóa năng.

D. quang năng.

Lời giải:

Trong dao động cơ tắt dần , một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng do ma sát .

Đáp án : B

Giải SBT Vật lí 11 trang 13

Bài 6.4 trang 13 SBT Vật Lí 11Trong những dao động sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh càng có lợi?

A. quả lắc đồng hồ.

B. khung xe ô tô sau khi đi qua đường ghồ ghề.

C. con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm.

D. sự rung của cái cầu khi xe ô tô chạy qua.

Lời giải:

Tắt dần của khung xe khi qua đường ghồ ghề càng nhanh thì càng có lợi .

Đáp án : B

Bài 6.5 trang 13 SBT Vật Lí 11Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, sau ba chu kì đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần trăm cơ năng còn lại sau khoảng thời gian đó là

A. 81 %.

B. 6,3 %.

C. 19 %.

D. 27 %.

Lời giải:

Sau ba chu kì đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%

 =>AA3A=10%=0,1=>A3A=0,9

Mặt khác , ta có :

W=12kA2=>W3W=A32A2=0,92=0,81=81%

Đáp án : A

A. 5 m/s

B. 6 m/s

C. 13 m/s

D. 14 m/s

Lời giải:

Khi chu kì dao động riêng của nước bằng chu kì dao động cưỡng bức thì nước trong thùng dao động mạnh nhất  ( nên không có lợi )

=>Tcb=T0=>ΔSv=T=>v=ΔST=30,6=5m/s

Đáp án : A

Bài 6.8 trang 13 SBT Vật Lí 11Một người xách một xô nước đi trên đường mối bước đi dài 50 cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Vận tốc đi của người đó là 2,5 km/h. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là:

A. 0,72 s.

B. 0,35 s.

C. 0,46 s.

D. 0,52 s.

Lời giải:

Đổi 50 cm = 0,0005 km

Khi chu kì dao động riêng của nước bằng chu kì dao động cưỡng bức thì nước trong thùng dao động mạnh nhất

=>Tcb=T0=>T=ΔSv=>0,00052,5=0,0002h=0,72s

Đáp án : A

Bài 6.12 trang 14 SBT Vật Lí 11Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 0,02 kg và lò xo có độ cứng k = 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ có định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là μ=0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén  Δl0= 10 cm rồi buông nhẹ đề con lắc dao động tắt dần. Lấy g=10m/s2. Tính độ giảm thế năng của con lắc trong giai đoạn từ khi buông tới vị trí mà tốc độ dao động của con lắc cực đại lần đầu.

Lời giải:

Vận tốc lớn nhất của vật đạt được lầm đầu khi Fdh=Fmshay tại vị trí x=μmgk=0,1.0,02.101=0,02m

Độ giảm thế năng của vật là :

ΔWt=12k.(A2x2)=4,8mJ

Xem thêm các bài giải SBT Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa

Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Bài tập cuối chương 1

Bài 8: Mô tả sóng

Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

Bài 11: Sóng điện từ

Lý thuyết Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

I. Dao động tắt dần

1. Dao động tự do

- Vật dao động với biên độ và tần số riếng (kí hiệu là f0) không đổi gọi là dao động tự do

2. Dao động tắt dần

- Vật dao động với biên độ giảm dần gọi là dao động tắt dần

3. Ứng dụng

- Bộ phận giảm xóc của xe máy

Lý thuyết Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

II. Dao động cưỡng bức

1. Khái niệm dao động cưỡng bức

- Dao động cưỡng bức là dao đỗngảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số f bất kì. Khi dao động ổn định, tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực

2. Đặc điểm

- Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức

- Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ ngoại lực, độ lớn lực cản của môi trường, độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số riêng của hệ dao động

III. Hiện tượng cộng hưởng

1. Định nghĩa

- Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần sồ cửa lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng

Lý thuyết Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 3)

- Điều kiện f=f0 là điều kiện cộng hưởng

2. Giải thích

- Khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động thì hệ được cung cấp năng lượng một cách nhịp nhàng, đúng lúc, do đó biên độ dao động của hệ tăng lên

- Biên độ dao động đạt tới giá trị cực đại khi tốc độ tiêu hao năng lượng do ma sát bằng tốc độ cung cấp năng lượng cho hệ

3. Hiện tượng cộng hưởng trong đời sống

- Hộp đàn của các đàn ghi ta, violon,…

- Hoạt động của lò vi sóng

Đánh giá

0

0 đánh giá