Chuẩn bị: Con lắc có quả nặng gắn bút dạ; tấm nhựa để ghi đồ thị của dao động; bộ phận tạo chuyển động đều cho tấm nhựa

375

Với giải Thực hành trang 24 Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Thực hành trang 24 Vật lí 11: Chuẩn bị:

Con lắc có quả nặng gắn bút dạ; tấm nhựa để ghi đồ thị của dao động; bộ phận tạo chuyển động đều cho tấm nhựa.

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm như Hình 6.1b

- Cho con lắc dao động ổn định và tấm nhựa chuyển động đều, bút dạ gắn ở vật nặng luôn tiếp xúc với tâm ghi đô thị. Khi con lắc dao động, bút dạ gắn trên quả nặng sẽ ghi lại biên độ dao động của con lắc đơn theo thời gian như Hình 6.1a.

Hãy nhận xét về biên độ và chu kì (hay tần số) dao động của con lắc trong thí nghiệm.

Giải SGK Vật lí 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải:

Biên độ dao động của con lắc trong thí nghiệm giảm dần

Chu kì (hay tần số) của con lắc trong thí nghiệm không thay đổi vì chu kì (tần số) của dao động tắt dần không phụ thuộc vào biên độ mà phụ thuộc vào chu kì (tần số) của vật dao động.

Lý thuyết Dao động tắt dần

1. Dao động tự do

- Vật dao động với biên độ và tần số riếng (kí hiệu là f0) không đổi gọi là dao động tự do

2. Dao động tắt dần

- Vật dao động với biên độ giảm dần gọi là dao động tắt dần

3. Ứng dụng

- Bộ phận giảm xóc của xe máy

Lý thuyết Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

Đánh giá

0

0 đánh giá