Với giải Báo cáo thực hành trang 84 Sinh học 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Cảm ứng ở thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 12: Cảm ứng ở thực vật
Báo cáo thực hành trang 84 Sinh học 11: Trả lời các câu hỏi sau: Kết quả ở tư thế nào rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân có hướng trọng lực âm. Vì sao?
- Vì sao ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương? Vai trò của các rễ đó là gì?
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
Lời giải:
• Trả lời các câu hỏi sau:
- Giải thích hiện tượng ở tư thế nào thì rễ vẫn theo hướng trọng lực dương còn thân có hướng trọng lực âm:
+ Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực).
+ Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).
- Giải thích vì sao ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương và vai trò của các rễ đó:
+ Ở cây mắm, cây bụt mọc,… một số rễ cây lại không mọc theo hướng đất dương vì đây chính là hiện tượng biến dạng của rễ để giúp cây thích nghi với điều kiện sống.
+ Vai trò của các rễ này: Các rễ này thuộc loại rễ thở, mọc ngược lên để giúp lấy O2 cho rễ cây thực hiện hô hấp. Loại rễ này thường xuất hiện ở những cây có phần rễ ngập trong nước, sình lầy (điều kiện thiếu không khí).
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu ở bài 3.
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
- Tên thí nghiệm: Thí nghiệm và quan sát hiện tượng hướng trọng lực.
- Nhóm thực hiện: ………………
- Kết quả và thảo luận:
+ Kết quả: Ở cả 2 chậu, rễ luôn hướng xuống dưới (cùng chiều trọng lực) còn thân luôn hướng lên trên (ngược chiều trọng lực).
+ Giải thích: Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực). Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).
- Kết luận: Rễ cây hướng trọng lực dương còn thân cây hướng trọng lực âm.
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 78 Sinh học 11: Tìm thêm ví dụ về cảm ứng ở thực vật...
Luyện tập trang 81 Sinh học 11: Vận động hướng động của thực vật có đặc điểm gì?...
Luyện tập trang 82 Sinh học 11: Hướng động khác với ứng động ở đặc điểm nào?...
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: