Nhận xét sự chuyển màu và giải thích sự khác nhau về tốc độ chuyển màu của hai mảnh giấy

274

Với giải Báo cáo thực hành trang 22 Sinh học 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Báo cáo thực hành trang 22 Sinh học 11: Nhận xét sự chuyển màu và giải thích sự khác nhau về tốc độ chuyển màu của hai mảnh giấy CoCl2 ở hai mặt trên và dưới của lá.

Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu báo cáo ở mục 2.

Nhận xét sự chuyển màu và giải thích sự khác nhau về tốc độ chuyển màu của hai mảnh giấy CoCl2 ở hai mặt trên và dưới của lá

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

CHỨNG MINH SỰ THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ CÂY

- Tên thí nghiệm: Chứng minh sự thoát hơi nước ở lá cây.

- Nhóm thực hiện: …………………

- Kết quả và thảo luận: Cả 2 mảnh giấy đều có sự đổi màu từ màu xanh da trời sang màu hồng. Trong đó, mảnh giấy kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu hồng nhanh hơn mảnh giấy kẹp ở mặt trên của lá.

- Giải thích:

+ Giấy tẩm CoCl2 khô có màu xanh sẽ chuyển sang màu hồng khi gặp nước. Giấy CoCl2 kẹp ở hai mặt của lá đều chuyển sang màu hồng vì có sự thoát hơi nước ở cả hai mặt của lá (hơi nước thoát ra làm ẩm giấy tẩm CoCl2 → giấy chuyển sang màu hồng).

+ Tốc độ chuyển màu hồng của giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá nhanh hơn vì: Khí khổng của lá phân bố cả ở hai mặt nhưng chủ yếu ở mặt dưới, mà sự thoát hơi nước ở lá chủ yếu là qua khí khổng. Do đó, quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá rất nhiều dẫn đến giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá chuyển sang màu hồng nhanh hơn.

- Kết luận: Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây, thoát hơi nước ở mặt dưới xảy ra mạnh hơn mặt trên của lá.

Từ khóa :
Sinh học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá