Giải SGK Sinh học 11 Bài 4 (Cánh diều): Quang hợp ở thực vật

6.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Mở đầu trang 25 Sinh học 11: Quang hợp ở thực vật có vai trò gì đối với thực vật và với các sinh vật khác trên Trái Đất? Có phải quá trình quang hợp ở các cây trong hình 4.1 đều diễn ra theo cơ chế giống nhau?

Quang hợp ở thực vật có vai trò gì đối với thực vật và với các sinh vật khác trên Trái Đất?

Lời giải:

- Vai trò của quang hợp ở thực vật đối với thực vật: Quang hợp tạo ra các phân tử đường. Một phần hợp chất carbon tạo ra từ quá trình quang hợp được sử dụng để cung cấp năng lượng cho thực vật thông qua quá trình hô hấp tế bào, phần còn lại được sử dụng để tổng hợp các hợp chất hữu cơ tham gia kiến tạo đồng thời dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể thực vật.

- Vai trò của quang hợp ở thực vật đối với các sinh vật khác trên Trái Đất: Quang hợp giải phóng O2 cung cấp dưỡng khí cho nhiều sinh vật trên Trái Đất, tạo ra chất hữu cơ cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác.

- Cơ chế của quá trình quang hợp ở các cây trong hình trên không giống nhau. Cụ thể: Pha sáng có diễn biến giống nhau ở tất cả các cây trên. Còn ở pha tối (pha đồng hóa CO2), lúa nước (a) thực hiện theo chu trình C3, mía (b) thực hiện theo chu trình C4 và thanh long (c) thực hiện theo chu trình CAM.

I. Khái quát về quang hợp ở thực vật

Câu hỏi trang 29 Sinh học 11: Dựa vào phương trình tổng quát, hãy nêu bản chất của quá trình quang hợp ở thực vật

Dựa vào phương trình tổng quát, hãy nêu bản chất của quá trình quang hợp ở thực vật

Lời giải:

Bản chất của quá trình quang hợp ở thực vật: Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

Luyện tập trang 26 Sinh học 11: Nên chiếu ánh sáng có bước sóng nào để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật?

Lời giải:

Do cả hai phân tử diệp lục a và b đều chủ yếu hấp thụ ánh sáng ở vùng màu đỏ và vùng màu xanh tím → Để tăng cường hiệu quả quang hợp ở thực vật nên chiếu ánh sáng có bước sóng 430 – 470 nm (vùng màu xanh tím) và 640 – 760 nm (vùng màu đỏ).

II. Qúa trình quang hợp ở thực vật

Giải Sinh học 11 trang 27

Câu hỏi trang 27 Sinh học 11: Cho biết nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng.

Lời giải:

- Nguyên liệu của pha sáng: H2O, NADP+, ADP, Pi, năng lượng ánh sáng.

- Sản phẩm của pha sáng: O2, ATP và NADPH.

Câu hỏi trang 27 Sinh học 11: Phân chia thực vật thành các nhóm C3, C4 và CAM dựa trên cơ sở khoa học nào?

Lời giải:

Phân chia thực vật thành các nhóm C3, C4 và CAM dựa trên cơ sở khoa học về những điểm khác nhau trong diễn biến pha tối của quá trình quang hợp:

- Nhóm thực vật C3 cố định CO2 bằng chu trình Calvin, có sản phẩm ổn định đầu tiên khi cố định CO2 là hợp chất có 3 carbon (3 – Phosphoglycerate).

- Nhóm thực vật C4 cố định CO2 bằng con đường C4 (hai giai đoạn đều diễn ra vào ban ngày trên 2 loại tế bào khác nhau), có sản phẩm ổn định đầu tiên khi cố định CO2 là hợp chất 4 carbon (oxaloacetate).

- Nhóm thực vật CAM cố định CO2 bằng con đường CAM (gồm hai giai đoạn giống con đường C4 nhưng diễn ra trên cùng một tế bào ở hai thời điểm khác nhau), được đặt tên theo họ thực vật mà cơ chế này lần đầu tiên được phát hiện ra là họ Crassulacean.

III. Vai trò của quang hợp ở thực vật

Câu hỏi trang 28 Sinh học 11: Giải thích vì sao quang hợp có vai trò quyết định đến năng suất cây trồng?

Lời giải:

Quang hợp có vai trò quyết định đến năng suất cây trồng vì: Quang hợp tạo ra hợp chất hữu cơ – nguyên liệu để cung cấp, dự trữ năng lượng và kiến tạo nên cơ thể thực vật. Khoảng 90 – 95% tổng khối lượng vật chất khô của tế bào và cơ thể thực vật chính là các hợp chất hữu cơ. Chính vì vậy, quang hợp là nhân tố quyết định năng suất cây trồng, hiệu quả của quá trình quang hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.

IV. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật

Câu hỏi trang 29 Sinh học 11: Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hiệu quả quang hợp.

Lời giải:

Ảnh hưởng của ánh sáng tới hiệu quả quang hợp:

- Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình quang hợp: Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến phản ứng phân li nước và mức độ kích thích của các phân tử diệp lục, ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng nên gián tiếp làm ảnh hưởng đến hàm lượng CO2 trong tế bào.

- Cường độ ánh sáng, thành phần quang phổ và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật: Hiệu quả của quang hợp tăng khi tăng cường độ ánh sáng và đạt giá trị cực đại ở điểm bão hòa ánh sáng; vượt qua điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng mà có thể bị giảm. Ánh sáng đỏ và xanh tím giúp tăng hiệu quả quang hợp. Thời gian chiếu sáng khoảng 10 – 12 giờ/ngày thường phù hợp với đa số thực vật.

Giải Sinh học 11 trang 30

Câu hỏi trang 30 Sinh học 11: Phân tích mối quan hệ giữa nồng độ CO2 và cường độ quang hợp. Điểm bù CO2 được xác định như thế nào?

Lời giải:

- Mối quan hệ giữa nồng độ CO2 và cường độ quang hợp: Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là khoảng 0,008 – 0,01 %. Khi tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp cũng tăng tỉ lệ thuận, sau đó tăng chậm cho tới khi đến giá trị bão hòa (nồng độ CO2 khoảng 0,06 – 0,1 %).

- Điểm bù CO2 được xác định là nồng độ CO2 mà tại đó lượng CO2 sử dụng cho quá trình quang hợp tương đương với lượng CO2 tạo ra trong quá trình hô hấp.

Luyện tập trang 30 Sinh học 11: Quan sát hình 4.9, so sánh nhu cầu CO2 giữa thực vật C3 và C4.

Quan sát hình 4.9, so sánh nhu cầu CO2 giữa thực vật C3 và C4

Lời giải:

So sánh nhu cầu CO2 giữa thực vật C3 và C4:

- Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3.

- Thực vật C4 có điểm bão hòa CO2 thấp hơn thực vật C3.\

Giải Sinh học 11 trang 31

Câu hỏi trang 31 Sinh học 11: Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp.

Lời giải:

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp: Khi các nhân tố môi trường khác ở điều kiện thuận lợi, cường độ quang hợp tăng khi tăng nhiệt độ. Khi vượt qua ngưỡng nhiệt tối ưu, cường độ quang hợp bắt đầu giảm. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp của các nhóm thực vật là khác nhau.

Câu hỏi trang 31 Sinh học 11: Nêu các biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng dựa trên cơ sở cải tạo điều kiện môi trường sống.

Lời giải:

Một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng dựa trên cơ sở cải tạo điều kiện môi trường sống:

- Bón phân hợp lí: làm tăng sự phát triển của bộ lá, nâng cao hiệu suất quang hợp; thúc đẩy quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa về cơ quan dự trữ, làm tăng năng suất.

- Tưới nước hợp lí: Cung cấp nước đầy đủ, đặc biệt là khi cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh sản sẽ quyết định đến sự vận chuyển vật chất trong cây về cơ quan dự trữ. Đồng thời, nước cũng là nguyên liệu của quá trình quang hợp nên cung cấp đủ nước làm tăng hiệu quả quang hợp, từ đó làm tăng năng suất cây trồng.

- Tăng cường nguồn sáng: Khi cần thiết có thể chiếu sáng bổ sung và sử dụng nguồn sáng có bước sóng phù hợp với từng loại cây trồng.

- Ngoài ra, ủ ấm hoặc chống nóng cho cây trồng, xới đất tạo độ thoáng khí, diệt cỏ dại,… cũng là những biện pháp kĩ thuật giúp cải tạo môi trưởng để tăng năng suất cây trồng.

Luyện tập trang 31 Sinh học 11: Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng liên quan đến quá trình quang hợp.

Lời giải:

Cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng liên quan đến quá trình quang hợp:

- Cải tạo tiềm năng của cây trồng: Chọn tạo giống có cường độ quang hợp cao nhằm tăng hiệu suất quang hợp, kết hợp với các biện pháp canh tác để sản phẩm quang hợp phân bố chủ yếu vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, củ, hoặc thân,…).

- Tăng diện tích lá: Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các cơ quan có giá trị kinh tế, diện tích lá lớn sẽ nâng cao hiệu suất quang hợp và tăng năng suất cây trồng.

- Sử dụng hiệu quả nguồn sáng: Chọn giống cây có thời gian sinh trưởng phù hợp với thời gian chiếu sáng và nhiệt độ ở các mùa khác nhau. Tăng diện tích tiếp xúc của lá cây với ánh sáng bằng cách bố trí hàng, luống phù hợp.

- Tăng cường nguồn sáng: Chiếu sáng bổ sung khi cần thiết và sử dụng nguồn sáng có bước sóng phù hợp với từng loại cây trồng sẽ làm tăng cường độ quang hợp.

V. Thực hành

Báo cáo thực hành trang 32 Sinh học 11: Học sinh trình bày (hình vẽ hoặc ảnh chụp) và giải thích các kết quả thu được. Tham khảo cách trình bày báo cáo theo mẫu bài 3.

Học sinh trình bày (hình vẽ hoặc ảnh chụp) và giải thích các kết quả thu được

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

QUAN SÁT ĐƯỢC LỤC LẠP TRONG TẾ BÀO THỰC VẬT

- Tên thí nghiệm: Quan sát lục lạp trong tế bào thực vật.

- Nhóm thực hiện: …………………..

- Kết quả và thảo luận:

+ Ảnh chụp tế bào lục lạp dưới kính hiển vi:

Học sinh trình bày (hình vẽ hoặc ảnh chụp) và giải thích các kết quả thu được

+ Giải thích: Lục lạp là bào quan lớn, có màu xanh lục của tế bào thực vật nên có thể quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi.

- Kết luận: Có thể quan sát lục lạp của tế bào thực vật trực tiếp dưới kính hiển vi.

Báo cáo thực hành trang 33 Sinh học 11: Học sinh trình bày các kết quả thu được trên từng loại lá và cho nhận xét về màu sắc của các dịch lọc và miếng giấy lọc thu được ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng. Tham khảo cách trình bày báo cáo theo mẫu bài 3.

Học sinh trình bày các kết quả thu được trên từng loại lá và cho nhận xét về màu sắc

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

NHẬN BIẾT, TÁCH CHIẾT CÁC SẮC TỐ TRONG LÁ CÂY

- Tên thí nghiệm: Nhận biết, tách chiết các sắc tố trong lá cây.

- Nhóm thực hiện: ………………

- Kết quả và thảo luận:

Học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK để ghi nhận và giải thích kết quả thí nghiệm về màu sắc của các dịch lọc và miếng giấy lọc thu được ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng.

Chú ý:

+ Các sắc tố hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ (cồn) và hòa tan kém trong nước. Điều này được thể hiện thông qua sự khác nhau về màu sắc của các dịch lọc ở các mẫu thí nghiệm và mẫu đối chứng (Ví dụ: dịch chiết từ lá cây khoai lang khi sử dụng dung môi hữu cơ có màu xanh lục, dịch chiết từ lá cây khoai lang khi sử dụng nước có màu xanh lục nhạt).

Học sinh trình bày các kết quả thu được trên từng loại lá và cho nhận xét về màu sắc

Chạy sắc kí tách chiết sắc tố quang hợp của lá khoai lang

(a) thí nghiệm và (b) kết quả

+ Mỗi loại lá cây có thể có thành phần các sắc tố khác nhau, dịch chiết sẽ có màu tương ứng với màu sắc của lá cây (Ví dụ: dịch chiết của lá cây khoai lang có màu xanh lục, dịch chiết của lá cây rau rền có màu đỏ tía vì lá cây khoai lang có hàm lượng diệp lục (có màu xanh lục) cao còn lá cây rau rền có chứa nhiều anthocyanin (có màu đỏ tía) cao).

- Kết luận:

+ Lá cây chứa nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau như chlorophyll, carotenoid,…

+ Các sắc tố hòa tan trong dung môi hữu cơ, do đó có thể dùng dung môi hữu cơ để tách sắc tố quang hợp.

Báo cáo thực hành trang 34 Sinh học 11: - Học sinh trình bày các kết quả thu được, nhận xét màu sắc của phiến lá bọc giấy màu và không bọc giấy màu (tham khảo kết quả hình 4.12c).

- Tham khảo cách trình bày báo cáo theo mẫu bài 3.

Học sinh trình bày các kết quả thu được, nhận xét màu sắc của phiến lá bọc giấy màu

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH TINH BỘT

TRONG QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

- Tên thí nghiệm: Tìm hiểu sự hình thành tinh bột trong quá trình quang hợp.

- Nhóm thực hiện: ……………….

- Kết quả và thảo luận:

+ Kết quả: Phần lá không được bọc giấy màu chuyển sang màu xanh tím, còn phần lá được bọc giấy không xuất hiện màu xanh tím.

Học sinh trình bày các kết quả thu được, nhận xét màu sắc của phiến lá bọc giấy màu

+ Giải thích:

          Phần lá bọc giấy màu sẽ không nhận được ánh sáng → Phần lá này không thể tiến hành quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột → Do không có tinh bột nên khi nhúng lá vào dung dịch iodine thì phần lá này không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.

          Phần lá không bọc giấy màu sẽ vẫn nhận được ánh sáng → Phần lá này vẫn tiến hành quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột → Do có tinh bột nên khi nhúng lá vào dung dịch iodine phần lá này sẽ xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.

- Kết luận: Lá cây chỉ thực hiện quá trình quang hợp (hình thành tinh bột) khi có ánh sáng.      

Giải Sinh học 11 trang 35

Báo cáo thực hành trang 35 Sinh học 11: Học sinh trình bày và giải thích các kết quả thu được. Tham khảo cách trình bày báo cáo theo mẫu bài 3.

Học sinh trình bày và giải thích các kết quả thu được trang 33 SGK Sinh học 11 – Cánh diều

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

TÌM HIỂU SỰ THẢI OXYGEN TRONG QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

- Tên thí nghiệm: Tìm hiểu sự thải oxygen trong quá trình quang hợp.

- Nhóm thực hiện: ……………………

- Kết quả và thảo luận:

+ Kết quả: Sau 5 giờ, quan sát thấy ống nghiệm khi để ngoài sáng có bọt khí thoát ra, khi đưa que tăm đang cháy vào miệng ống nghiệm thấy có hiện tượng que tăm bùng cháy mạnh hơn. Ở ống nghiệm để trong tối, không có bọt khí thoát ra; khi đưa que tăm đang cháy vào miệng ống nghiệm, que tăm bị tắt.

+ Giải thích:

          Ở ống nghiệm để trong tối, do không nhận được ánh sáng nên cành rong trong ống nghiệm không tiến hành quá trình quang hợp, bằng chứng là không có bọt khí oxygen thoát ra dẫn đến khi đưa que tăm đang cháy vào thì que tăm bị tắt vì thiếu oxygen để duy trì sự cháy.

          Ở ống nghiệm để ngoài sáng, do nhận được ánh sáng đầy đủ nên cành rong tiến hành quá trình quang hợp thải khí oxygen tạo thành bọt khí dẫn đến khi đưa que tăm đang cháy vào thì que tăm đang cháy sẽ bùng cháy mạnh hơn do oxygen là loại khí duy trì sự cháy.

- Kết luận: Cây giải phóng khí oxygen trong quá trình quang hợp.

Vận dụng trang 35 Sinh học 11: Ở những vùng có khí hậu nóng và khô nên trồng nhóm thực vật nào? Giải thích.

Lời giải:

Ở những vùng có khí hậu nóng và khô nên trồng nhóm thực vật C4 và CAM vì các nhóm thực vật này có những đặc điểm thích nghi để quang hợp hiệu quả trong điều kiện này, nhờ đó, các nhóm thực vật này có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cụ thể, các nhóm thực vật này có quá trình cố định tạm CO2, do đó, cây không bị tình trạng thiếu CO2 để quang hợp như ở nhóm thực vật C3 khi khí khổng đóng một phần trong điều kiện nóng và khô.

Vận dụng trang 35 Sinh học 11: Ý nghĩa của việc xác định điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng đối với cây trồng.

Lời giải:

Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình quang hợp ở cây trồng, từ đó, ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây trồng → Việc xác định điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng đối với cây trồng sẽ giúp con người có thể điều khiển được cường độ ánh sáng thuận lợi nhất cho quá trình quang hợp (đặc biệt có ý nghĩa trong kĩ thuật trồng cây trong nhà kính), từ đó, giúp nâng cao năng suất của cây trồng.

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Bài 5: Hô hấp ở thực vật

Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Bài 7: Hô hấp ở động vật

Lý thuyết Bài 4: Quang hợp ở thực vật

I. Khái quát về quang hợp

1. Quang hợp là gì?

Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạo hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và nước thành các hợp chất hữu cơ C6H12O6 đồng thời giải phóng O2.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4 (Cánh diều): Quang hợp ở thực vật (ảnh 1) 

2. Vai trò của quang hợp là gì?

  • Cung cấp nguồn chất hữu cơ vô cùng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết các sinh vật trên Trái Đất
  • Cung cấp nguồn chất hữu cơ là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, ý dược.
  • Cung cấp năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới
  • Cân bằng O2/CO2 trong khí quyển

3. Có mấy nhóm sắc tố quang hợp?

  • Diệp lục: tạo màu xanh, là nhóm sắc tố có vai trò quan trọng nhất trong quang hợp.
  • Carotenoid: tạo màu vàng, cam, đỏ, gồm 2 loại là xanthophyll và carotene

4. Hệ sắc tố có vai trò gì?

Phân tử sắc tố hấp thụ photon ánh sáng và chuyển thành trạng thái có electron bị kích động. Năng lượng đã bị hấp thụ được truyền cộng hưởng đến phân tử sắc tố khác rồi đến phân tử diệp lục a → biến đổi quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4 (Cánh diều): Quang hợp ở thực vật (ảnh 1) 

II. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào?

Quang hợp diễn ra tại lục lạp theo hai pha: pha sáng (màng thylakoid) và pha tối (chất nên lục lạp).

1. Pha sáng

  • Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích động electron làm cho 1 số e của diệp lục bật ra khỏi quỹ đạo.
  • Dưới tác dụng của ánh sáng nước phân li, giải phóng O2, e và H+ theo sơ đồ:

 2H2O → 4H+ + 4e + O2

  • Electron sinh ra bù với e của diệp lục a đã bị mất. H+ tham gia tổng hợp ATP, khử NADP+ thành NADPH
  • Như vậy sản phẩm gồm: O2, ATP, NADPH

2. Pha tối

Sử dụng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4 (Cánh diều): Quang hợp ở thực vật (ảnh 1) 

Thực vật C4 và CAM thích nghi trong điều kiện bất lợi như thế nào?

C4 và CAM có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp.

3. Các sản phẩm quang hợp có vai trò gì?

 

III. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp là gì?

1. Ánh sáng

- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp, với cường độ mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ.

- Ánh sáng đơn sắc màu đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng đơn sắc xanh tím.

- Thành phần ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp và sự chuyển hoá sản phẩm quang hợp.

2. Khí CO2

- Nồng độ CO2 tăng trong giới hạn nhất định thì cường độ quang hợp cũng tăng, nhưng tăng quá cao có thể gây ngộ độc và quang hợp sẽ không xảy ra nếu nồng độ CO2 quá thấp.

- Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 tối thiểu mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

- Điểm bão hoà CO2 của cây trồng dao động khoảng 0,06-0,1%.

3. Nhiệt độ

- Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp thay đổi theo từng loài thực vật, với các cây nhiệt đới có nhiệt độ tối ưu khoảng 25-30°C và các cây vùng ôn đới có cường độ quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ tối ưu khoảng 8-15°C.

IV. Quang hợp và năng suất cây trồng

1. Mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng là gì?

Quang hợp là nhân tố chủ yếu quyết định năng suất cây trồng; 5-10% còn lại là do dinh dưỡng khoáng quyết định.

2. Một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp là gì?

  • Biện pháp kĩ thuật nông học: cung cấp đủ nước, gieo trồng đúng thời vụ,
  • Công nghệ nâng cao năng suất cây trồng: sử dụng đèn LED
Đánh giá

0

0 đánh giá