Đọc thông tin 1 2 và quan sát hình 9.3 hãy: Trình bày đặc điểm phân bố của 3 nhóm

689

Với giải Câu hỏi 1 trang 138 Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Câu hỏi 1 trang 138 Địa Lí 8: Đọc thông tin 1 2 và quan sát hình 9.3 hãy: Trình bày đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính ở nước ta.

Trình bày đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính ở nước ta

Trả lời:

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.

Lý thuyết Ba nhóm đất chính

a) Nhóm đất feralit

- Phân bố: Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta (hơn 65% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao khoảng 1.600 – 1700 m trở xuống.

- Đặc điểm: Đất feralit có chứa nhiều ôxit sắt và ôxít nhôm, tạo nên màu đỏ vàng. Đất thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn. Trong nhóm đất feralit có loại đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng: Đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất và trồng các loại cây như thông, bạch đàn, xà cừ, keo, chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, quế, hồi, sâm, bưởi, cam, vải, xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Thổ nhưỡng Việt Nam (ảnh 1)

b) Nhóm đất phù sa

- Phân bố: Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Đặc điểm: Đất phù sa có độ phì cao và rất giàu chất dinh dưỡng do sản phẩm bồi đắp của các hệ thống sông và phù sa biển.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có hai loại chính là đất ngoài đê và đất trong đê, đều giàu chất dinh dưỡng.

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long được chia thành ba loại chính: đất phù sa ngọt, đất phân, và đất mặn, phân bố khắp khu vực

+ Đất phù sa ven biển miền Trung có độ phì thấp hơn, ít phù sa sông do biến đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành.

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: Đất phù sa phù hợp cho sản xuất lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Trong thuỷ sản: Đất phù sa ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại cá và tôm.

- Phân bố: Đất mùn trên núi phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng 1.600 – 1 700 m trở lên.

- Đặc điểm: Đất mùn trên núi được hình thành trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, đất giàu mùn nhưng tầng đất mỏng do địa hình cao và độ dốc lớn.

Thoái hoá đất giảm độ phì đất, ảnh hưởng năng suất cây trồng và làm đất không thể sử dụng được.
Ngăn chặn thoái hoá đất, nâng cao chất lượng đất để đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp là rất quan trọng.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá