Dựa vào các thông tin, tư liệu và quan sát hình 16.12, trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa

364

Với giải Câu hỏi trang 80 Lịch sử lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Câu hỏi trang 80 Lịch Sử 8: Dựa vào các thông tin, tư liệu và quan sát hình 16.12, trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Dựa vào các thông tin, tư liệu và quan sát hình 16.12, trình bày những nét chính

Lời giải:

♦ Nguyên nhân bùng nổ

- Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp.

- Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.

♦ Diễn biến chính

- Lợi dụng địa hình hiểm trở, nghĩa quân Yên Thế xây dựng nhiều công sự chiến đấu lợi hại và áp dụng cách đánh độc đáo khiến quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Các căn cứ Hố Chuối, Đồng Hom, Phồn Xương,... chính là nơi diễn ra các trận đánh tiêu biểu giữa nghĩa quân Yên Thế và quân Pháp.

- Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế kéo dài gần 30 năm, phát triển qua bốn giai đoạn.

+ Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, đẩy lui nhiều đợt càn quét của quân Pháp và làm chủ một vùng rộng lớn.

+ Giai đoạn 1892 - 1897, Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng căn cứ. Đề Thám chấp nhận giảng hòa với Pháp lần thứ nhất.

+ Giai đoạn 1897 - 1908, Đề Thám chủ động đề nghị giảng hoà với Pháp lần thứ hai. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những người yêu nước từ khắp nơi kéo về.

+ Giai đoạn 1909 - 1913, thực dân Pháp tăng cường lực lượng đàn áp. Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

♦ Ý nghĩa:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, cổ vũ phong trào đấu tranh chống Pháp.

- Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Lý thuyết Phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế

1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

- Sau Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), phái chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp và tích cực chuẩn bị hành động. 

=> Tình hình đó khiến thực dân Pháp lo ngại và tìm cách loại bỏ phe chủ chiến.

- Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công quân Pháp ở Toà Khâm sứ và đồn Mang Cá (5-7-1885). 

=> Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, vua Hàm Nghi phát dụ Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước.

=> Phong trào Cần vương bùng nổ và diễn ra trên hầu khắp cả nước, nhưng sôi động nhất là ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. Trong đó, khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh Diều): Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (ảnh 1)

a) Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)

- Tại vùng Bãi Sậy (Hưng Yên ngày nay), ngay từ năm 1883 đã diễn ra phong trào chống Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. 

- Đến năm 1885, hưởng ứng dụ Cần vương, phong trào chống Pháp ở đây lại bùng lên mạnh mẽ với vai trò lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật.

- Trong những năm 1885 – 1889, thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét vào Bãi Sậy, làm cho lực lượng nghĩa quân suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô lập. 

- Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc (7-1889) => căn cứ Hai Sông cũng bị bao vây, Đốc Tít buộc phải ra hàng (8-1889).

b) Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo cùng trợ thủ đắc lực là Cao Thắng. 

- Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (địa bàn chính là Nghệ An và Hà Tĩnh).

- Khởi nghĩa Hương Khê kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896, trải qua hai giai đoạn:

+ Từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

+ Từ năm 1888 đến năm 1896 là giai đoạn đẩy mạnh hoạt động, tổ chức các cuộc tập kích, chặn đường giao thông và đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp. Thực dân Pháp tiến hành bao vây, cô lập nghĩa quân và mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi khiến cho lực lượng nghĩa quân suy yếu dần. Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh. Đến năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa cũng bị thực dân Pháp bắt.

=> Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)

- Phong trào chống Pháp tự phát, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, do Đề Nắm và sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo.

- Từ năm 1884, các cuộc hành quân bình định của quân Pháp vào vùng Yên Thế đã uy hiếp nghiêm trọng cuộc sống của cư dân ở đây. Họ đã đứng lên đấu tranh để giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

- Lợi dụng địa hình hiểm trở, nghĩa quân Yên Thế xây dựng nhiều công sự chiến đấu lợi hại và áp dụng cách đánh độc đáo khiến quân Pháp gặp khó khăn, chịu nhiều thiệt hại. 

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh Diều): Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế kéo dài gần 30 năm.

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá