Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 68 (Cánh diều 2024) | Giáo án Ngữ văn 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 8 Thực hành tiếng Việt trang 68 sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

Thực hành tiếng Việt trang 68

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết, giải thích được đặc điểm, chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực vận dụng cách trình bày theo các kiểu đoạn văn.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực xác định, phân tích đặc điểm của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

- Năng lực phân tích, chỉ ra sự phù hợp của việc lựa chọn, sử dụng đoạn văn phù hợp việc thể hiện nội dung của bài.

 3. Về phẩm chất

- Giúp HS có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm bài tập:

Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

A. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

B. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung…

C. Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay.

D. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

- GV gọi HS trả lời và giải thích lí do.

Đáp án A. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Như vậy, tùy thuộc vào nội dung trong đoạn văn mà người viết muốn truyền tải, cậu chủ đề trong đoạn văn đó sẽ có những vị trí đứng khác nhau. Từ đó, hình thành nên các kiểu viết đoạn văn đầy sáng tạo, và đạt tính hiểu quả nghệ thuật cao. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách trình bày các đoạn văn nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

a. Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tiếp tục hướng dẫn HS đọc phần Kiến thức Ngữ văn (trang 60/SGK) và trả lời câu hỏi: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Nó được thể hiện qua những hình thức nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS làm bài tập thực hành phần này:

Bài tập 1 (trang 68/SGK):

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chỉ ra tác dụng của biểu đồ được sử dụng trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI.

Bài tập 2 (trang 69/SGK):

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: yêu cầu HS ghi lại những số liệu được sử dụng trong những câu trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI và nêu tác dụng của chúng trong mỗi câu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, số liệu, kí hiệu, biểu đồ,…được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm minh họa, làm rõ những nội dung nhất định được biểu thị bằng các phương tiện ngôn ngữ.

+ Ví dụ: các bức ảnh trong văn bản Sao băng (Hồng Nhung) dùng để mình họa, làm rõ những nội dung được trình bày trong văn bản.

- Trong trò chuyện trực tiếp, người ta còn dùng một số cử chỉ để thể hiện điều muốn nói.

+ Ví dụ: sử dụng cử chỉ gật đầu, lắc đầu để biểu thị sự đồng ý hay không đồng ý.

 

 

Bài tập 1 (trang 68/SGK):

Tác dụng của việc sử dụng biểu đồ trong văn bản: nhằm minh họa, làm rõ nội dung được trình bày trong văn bản.

 

Bài tập 2 (trang 69/SGK):

a) 40% dân số cư ngụ gần biển - 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.

b) 28 trên tổng 64 tỉnh thành ven biển - đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét.

c) Bao phủ 72% bề mặt Trái Đất

d) Khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét.

→ Tác dụng: Việc trích dẫn những số liệu cụ thể nhằm nhấn mạnh, khẳng định sự ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đến cuộc sống của con người . Từ đó, làm tăng tính xác thực, sức thuyết phục, tính khách quan cho lập luận của người viết giúp người đọc, người nghe tin tưởng hơn vào dẫn chứng bài viết.

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

   
 

2. Cách trình bày các đoạn văn

a. Đoạn văn diễn dịch

- Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự các ý từ khái quát đến cụ thể.

- Ở đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đứng đầu đoạn văn, nêu ý khái quát của cả đoạn, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề.

b. Đoạn văn quy nạp

- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự các ý cụ thể đến ý khái quát.

- Ở đoạn văn quy nạp, câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước.

c. Đoạn văn song song

- Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước hoặc sau đó.

d. Đoạn văn phối hợp

- Đoạn văn phối hợp là đoạn văn vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn, tức là kết hợp cách trình bày ở đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

Bài tập 3 (trang 69/SGK)

a) Đoạn văn thuộc kiểu đoạn văn diễn dịch.

Câu chủ đề của đoạn văn: Bên cạnh thủy triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió.

b) Đoạn văn thuộc kiểu đoạn văn song song.

c) Đoạn văn thuộc kiểu đoạn văn quy nạp.

Câu chủ đề của đoạn văn: Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.

d) Đoạn văn thuộc kiểu đoạn văn phối hợp (kết hợp cách trình bày diễn dịch và quy nạp)

Câu chủ đề của đoạn văn:

- Không chỉ gây thiệt hại về về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.

- Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

 

Bài tập 4 (trang 69/SGK):

HS thực hành viết đoạn văn.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Thực hành tiếng Việt trang 68.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 68

Giáo án Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại

Giáo án Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Giáo án Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống

Để mua Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá