Giáo án Người mẹ vườn cau (Cánh diều 2024) | Giáo án Ngữ văn 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 8 Người mẹ vườn cau sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

Thực hành đọc hiểu: Người mẹ vườn cau

(Nguyễn Ngọc Tư)

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS xác định được ngôi kể, đề tài, nhan đề Người mẹ vườn cau.

- Hiểu được chủ đề, tình huống truyện gợi ra qua hình ảnh người mẹ vườn cau.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Người mẹ vườn cau.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Người mẹ vườn cau.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhận thức được ý nghĩa của tình yêu thương; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Người mẹ vườn cau.

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS: Kể tên một số văn bản có đề tài viết về người mẹ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Dự kiến sản phẩm: Mẹ (Đỗ Trung Lai), Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm), Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương),…

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong văn học, đề tài về mẹ luôn là nguồn cảm hứng bất tận với các nghệ sĩ bởi tình yêu thương, sự hi sinh của người mẹ là những đại dương sâu thẳm mà cuộc đời con người không thể đo đạc cũng không thể thấu hiểu hết. Ở đó, các nhà văn có thể bộc lộ, thể hiện tâm tư tình cảm của mình dành cho người mẹ yêu quý và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngoại lệ, ông cũng đóng góp vào văn học ấy với tác phẩm Người mẹ vườn cau.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Người mẹ vườn cau.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Người mẹ vườn cau.

c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và thông tin tác phẩm Người mẹ vườn cau.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, giới thiệu về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn Người mẹ vườn cau.

Giáo án Tôi đi học (Cánh diều 2023) | Giáo án Ngữ văn 8 (ảnh 1)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS thực hiện nhiệm vụ, tóm tắt ý chính.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.

+ Chủ đề của truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?

+ Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

+ Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?

+ Tóm tắt văn bản và nêu bố cục của văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả (1976)

- Quê quán: xã Tân Duyệt, huyệt Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Phong cách sáng tác: gần gũi, bình dị nhất và dễ cảm, giọng văn đậm chất Nam Bộ, mềm mại nhưng vô cùng sâu cay về số phận và cuộc đời éo le chìm nổi.

- Tác phẩm nổi bật: Ngọn đèn không tắt, Nước chảy mây trôi, Giao thừa, Cánh đồng bất tận,…

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: trích “Xa xóm mũi”

- Với phong cách viết văn giản dị mà tình cảm, “Người mẹ vườn cau” đã trở thành một tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng và đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

 

 

 

 

 

3. Đọc văn bản

- Thể loại: truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

- Nhan đề: Chỉ người mẹ có công với Cách mạng, người mẹ ấy không có tên gọi cụ thể mà chỉ gọi theo đặc điểm nơi ở.

- Chủ đề: nói về những con người giàu đức hi sinh, anh dũng vì lí tưởng cách mạng lớn lao, đánh đổi lại một nền hòa bình cho Tổ quốc ta.

- Cốt truyện gần gũi, kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến…ngủ với bà nghe ba): Hoàn cảnh của người mẹ vườn cau.

+ Phần 2 (tiếp theo đến…ba tôi chuyển công tác lên tỉnh): tình cảm của người mẹ vườn cau.

+ Phần 3 (phần còn lại): Ý nghĩa, giá trị công lao của người mẹ.

- Tóm tắt: nói về kí ức của tác giả về người bà – một người mẹ anh hùng giàu đức hi sinh và đáng thương.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Tình huống khơi gợi cho nhân vật “tôi về hình ảnh “người mẹ vườn cau” là gì?

+ Nhận xét về cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát văn bản, thảo luận và đặt câu hỏi:

+ Chi tiết nào cho em thấy khung cảnh nơi ở của người mẹ vườn cau hiện lên?

+ Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?

+ Những kỉ niệm thời ấu thơ nào được tác giả nhắc đến trong văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

=> Ghi lên bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Sau khi nghe nhân vật chú Biểu, ba đã có quyết định như thế nào?

+ Bài văn của nhân vật “tôi” có điều gì đặc biệt? Vì sao bài văn chỉ được 4 điểm nhưng nhưng nhân vật “tôi” cũng không hề cảm thấy buồn?

+ Phần kết truyện đã gợi mở cho chúng ta những vấn đề gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

=> Ghi bảng.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nguyên nhân câu chuyện

- Cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên nhân vật “tôi” không biết viết như nào.

- Nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có bà, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”.

→ Cách dẫn dắt gần gũi, sinh động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của “người mẹ vườn cau”

a. Khung cảnh

- Con đường đến nhà bà là con đường đát, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp.

- Nhà bà là nhà mái lá nhỏ xíu.

→ Cuộc sống giản dị, đơn sơ.

b. Hình ảnh “người mẹ vườn cau”

- Là một bà mẹ anh hùng.

- Làm nghề bán ve chai, đưa thư, mang thức ăn, tin tức,…

- Dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua.

- Mái tóc trắng phau phau.

- Nội gầy gò, cười phô cả lợi nhưng vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu.

→ Sự hi sinh thầm lặng của người mẹ già, cả một đời vất vả, lam lũ, nhưng vẫn luôn là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

c. Những kỉ niệm thời ấu thơ

- Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bát canh chua cá rô đồng, mắm kho bông súng. → đơn giản nhưng ngon và chứa đựng sự ấm áp.

- Khi trời mưa tanh, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vật “tôi” thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế.

- Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà, mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa.

→ Khung cảnh gia đình ấm áp, hạnh phúc.

 

3. Trở về thực tại với bài văn bị điểm kém

- Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố.

- Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại thăm “người mẹ vườn cau”.

→ Khẳng định tình cảm của người con dành cho “người mẹ làng cau”.

- Bài văn:

+ Văn bản nói về những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn trở về thực tại, mẹ của nhân vật “tôi” chỉ “là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”.

+ Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” không hề buồn vì viết về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

→ bài học về sự biết ơn, kính trọng đến những người mẹ.

 

 

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam bộ.

- Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị những giàu cảm xúc

2. Nội dung

- Văn bản nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Người mẹ vườn cau.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 24

Giáo án Người mẹ vườn cau

Giáo án Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Giáo án Nắng mới

Để mua Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá