Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ

18.9 K

Trả lời Câu 1 trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Thu điếu giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thu điếu

Video soạn bài Văn lớp 8 Thu điếu - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

Trả lời:

Cách 1:

- Bố cục: 2 phần

Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,…

- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

Cách 2:

- Bố cục: 4 phần

+ Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu.

+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.

+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê.

+ Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

- Về vần, nhịp: Gieo vần ở các câu 1,2,4,6,8, nhịp 4/3.

- Về đối: đối ở 2 câu thực và 2 câu luận.

Đánh giá

0

0 đánh giá