Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục II, mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa

570

Với giải Câu hỏi trang 37 Lịch sử lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Câu hỏi trang 37 Lịch Sử 8: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục II, mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục II, mô tả những nét chính về sự chuyển biến

Lời giải:

- Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Nho giáo tiếp tục được chính quyền phong kiến đề cao trong giáo dục, khoa cử.

+ Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như: chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,...

+ Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng.

+ Ở các làng xã, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, tục thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,... vẫn được duy trì.

- Chữ viết: từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ quốc ngữ.

- Văn học

+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…

+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như: truyện Nôm, thơ lục bát, song thất lục bát,...

Nghệ thuật

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.

+ Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,...

+ Thế kỉ XVII - XVIII, xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,..

Lý thuyết Những chuyển biến về văn hoá

* Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Từ thế kỉ XVI, Nho giáo tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử. 

- Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. 

- Nhiều chùa mới được xây dựng.

- Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. 

- Ở làng xã, các tín ngưỡng truyền thống được duy trì như thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,....

* Về chữ viết

- Từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ.

* Về văn học

- Trong các thế kỉ XVI – XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... 

- Văn học dân gian phát triển rực rỡ, phong phú với nhiều thể loại, như truyện tiếu lâm, thơ lục bát, thơ song thất lục bát,...

* Về nghệ thuật

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo, sống động. 

- Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,... 

- Thế kỉ XVII – XVIII xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,...

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá