Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp lớp 11.
Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 trang 44 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 10.1 và trả lời câu hỏi: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 bằng 0,01 và 0,32?
Phương pháp giải:
Quan sát sự biến đổi cường độ quang hợp trên khi nồng độ CO2 tăng từ 0,01 → 0,32.
Trả lời:
Khi nồng độ CO2 tăng từ 0,01 → 0,32, tăng cường độ ánh sáng làm tăng cường độ quang hợp.
Trả lời câu hỏi 2 trang 45 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 10.2, cho biết sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 có giống nhau ờ tất cả các loài cây không ?Phương pháp giải:
So sánh cường độ quang hợp ở cùng một điều kiện giữa các loài cây khác nhau.
Trả lời:
Hai đường đồ thị biểu diễn phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 là hai đường độc lập, với các nồng độ CO2 như nhau, nhưng cường độ quang hợp lại khác nhau ở các cây khác nhau.
Sự phụ thuộc của quang hợp vào nồng độ CO2 không giống nhau ở tất cả các loài cây.
Câu hỏi và bài tập (trang 47 SGK Sinh học 11)
Phương pháp giải:
Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
Trả lời:
- Trong khoảng từ Điểm bù ánh sáng đến Điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
Mặt khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp theo nồng độ CO2
- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. Trong vùng ánh sáng khả kiến, quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím, diễn ra kém ở vùng vàng lục.
Trả lời:
Nước là vai trò quan trọng đối với quang hợp:
- Nước là là nguyên liệu cho quá trình phân li nước trong pha sáng của quang hợp.
- Nước tham gia vào các phản ứng của pha tối của quá trình quang hợp
- Nước điều tiết khí khổng đóng mở giúp cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp để pha tối quang hợp có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hấp thụ CO2 của lá.
- Nước ảnh hưởng đến độ nhớt của chất nguyên sinh, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của enzim quang hợp và tốc độ vận chuyển sản phẩm quang hợp.
- Quá trình thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của lá cũng ảnh hưởng đến quang hợp
- Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ bộ máy quang hợp hoạt động.
Trả lời:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
Ở nhiệt độ thấp làm giảm hoạt tính enzyme => cường độ quang hợp giảm.
Ở nhiệt độ cao làm biến tính các ennzyme => cường độ quang hợp giảm
Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao làm ngừng quá trình quang hợp được gọi là nhiệt độ cực tiểu hoặc cực đại đối với quang hợp
Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưỏng, phát triển của loài cây.
Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 100C thì cường độ quang hợp tăng lên 2 - 2.5 lần.
Các nguyên tố khoáng thường có trong các hợp chất hữu cơ.
Trả lời:
Fe tham gia vào quá trình tổng hợp poclirin nhân diệp lục.
Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.
Lý thuyết Bài 10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp
I. ÁNH SÁNG
- Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.
1. Cường độ ánh sáng
- Điểm bù ánh sáng: là cường độ ánh sáng (tối thiểu) mà tại đó cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.
- Điểm bão hòa ánh sáng: là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại. Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng có tăng hơn thì cường độ quang hợp cũng không tăng lên.
- Trong khoảng từ Điểm bù ánh sáng đến Điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
Hình 1. Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2
+ Khi nồng độ CO2thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều.
+ Khi nồng độ CO2tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rất mạnh
+ Tại trị số nồng độ CO2thích hợp, Khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa ánh sáng.
+ Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng.
Hình 2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 tăng
2. Quang phổ ánh sáng
- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím:
- Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày. Buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Buổi trưa, các tia sáng có bước sóng ngắn hơn (tia xanh, tia tím) tăng lên.
- Trong rừng rậm, ánh sáng thay đổi theo tán rừng. Dưới tán rừng chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia đỏ giảm đi rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn.
- Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động theo chiều sâu.
Hình 3. Cường độ hấp phụ ánh sáng của các loại sắc tố quang hợp
II. NỒNG ĐỘ CO2
- Trong tự nhiên, nồng độ CO2 trung bình là 0,03%.
- Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được: 0,008-0,01%. Dưới ngưỡng này, quang hợp rất yếu hoặc không xảy ra.
- Điểm bão hòa CO2 tối đa của cây thường là 0,4%.
- Khi tăng nồng độ CO2, lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận sau đó tăng chậm cho tới khi đến trị số bão hòa CO2, vượt qua trị số đó cường độ quang hợp giảm.
- Trị số bão hòa CO2 (nồng độ bão hòa CO2): Là nồng độ CO2 mà tại đó cường độ quang hợp đạt giá trị lớn nhất. Trị số này biến đổi tùy thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác.
Hình 1. Sự phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
III. NƯỚC
- Nước là nguồn nguyên liệu của quang hợp, khi đủ nước và dư nước, khí khổng của lá mới mở để thoát hơi nước đồng thời hấp thụ CO2 cung cấp cho quang hợp.
+ Khi cây thiếu nước từ 40 -60% thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.
+ Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
IV. NHIỆT ĐỘ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối của quang hợp.
- Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quá trình quang hợp. Nhiệt độ này khác nhau ở những loài thực vật khác nhau:
+ Nhiệt độ cực tiểu ở thực vật vùng cực, vùng núi cao và ôn đới là -15oC;
+ Ở thực vật vùng á nhiệt đới là 0 - 2oC
+ Và ở thực vật nhiệt đới là: 4 - 8oC.
- Nhiệt độ cực đại cũng làm ngừng quá trình quang hợp và khác nhau tùy thuộc vào từng loại thực vật:
+ Thực vật nhiệt đới có nhiệt độ cực đại là: 50oC;
+ Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở 58oC.
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp.
V. NGUYÊN TỐ KHOÁNG
- Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:
+ N, P, S: tham gia tạo thành enzim quang hợp.
+ N, Mg: tham gia hình thành diệp lục.
+ K: điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.
+ Mn, Cl: liên quan đến quang phân li nước.
VI. ỨNG DỤNG TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO
- Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà hay trong phòng.
- Giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá lạnh, sâu bệnh → đảm bảo cung cấp rau quả tươi, sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng, trồng cây trái vụ, đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với phương pháp nuôi cấy mô, giâm, chiết.