Với giải Vận dụng trang 155 Lịch Sử & Địa Lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử & Địa Líí 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử & Địa lí lớp 8 Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Vận dụng trang 155 Lịch Sử và Địa Lí 8: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của hệ thống đê sông Hồng.
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về phương châm “sống chung với lũ” của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và những lợi ích do dòng sông mang lại.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Thông tin tham khảo:
- Lợi ích của hệ thống đê sông Hồng:
+ Hạn chế thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.
+ Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.
+ Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
+ Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.
- Hạn chế: vùng đất phía trong đê sông Hồng (gồm các khu đất cao và ô trũng) không được phù sa bồi đắp hằng năm nên kém màu mỡ hơn so với vùng đất phía ngoài đê.
Bài tập vận dụng
Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước là do:
A. Lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
B. Nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.
C. Mạng lưới đô thị dày đặc.
D. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Đáp án đúng: D
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao do các nguyên nhân sau:
- Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời; Là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước đòi hỏi cần nhiều lao động.
- Mạng lưới các trung tâm các khu công nghiệp và đô thị dày đặc.
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).
D. Giáp với Thượng Lào.
Đáp án đúng: D
Câu 3: Chế độ nước sông Hồng trở nên điều hoà hơn từ khi nào?
A. Từ khi hệ thống đê điều được xây dựng.
B. Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu
C. Từ khi Trái Đất không còn biến đổi khí hậu
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng: B
Giải thích: Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, trong năm chia làm 2 mùa: một mùa lũ và một mùa cạn.
+ Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với nhiều đợt lũ lên nhanh và đột ngột.
+ Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, vào mùa này mực nước sông hạ thấp rõ rệt.
- Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu hệ thống sông thì chế độ nước sông Hồng đã trở nên điều hoà hơn.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử & Địa Lí lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 150 Lịch Sử và Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:....
Câu hỏi trang 152 Lịch Sử và Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy:...
Câu hỏi trang 152 Lịch Sử và Địa Lí 8: Đọc thông tin, hãy mô tả chế độ nước của sông Hồng.....
Câu hỏi trang 153 Lịch Sử và Địa Lí 8: Đọc thông tin, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.....
Vận dụng trang 155 Lịch Sử và Địa Lí 8: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:.....
Xem thêm lời giải bài tập SGK Địa lí lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: