Đọc thông tin và quan sát hình 1.4 hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người

484

Với giải Câu hỏi trang 155 Lịch Sử & Địa Lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử & Địa Líí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử & Địa lí lớp 8 Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Câu hỏi trang 155 Lịch Sử và Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 1.4 hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.

Đọc thông tin và quan sát hình 1.4 hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người

Trả lời:

♦ Quá trình khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Đầu thế kỉ XVI, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng đất khá hoang vu.

- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai phá vùng đất này. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...

- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã khá đông đúc, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.

- Bên cạnh hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên, người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...

♦ Các hoạt động nhằm thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long:

- Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đời con người đã thích ứng với điều kiện tự nhiên, tận dụng khai thác nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nguồn nước ngọt và phù sa màu mỡ do nước sông mang lại để tăng độ phì và cải tạo đất.

- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp như:

+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn;

+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp;

+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát huy cao nhất những lợi thế của vùng là: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển vườn trồng cây ăn quả,...

 Lý thuyết Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long

1. Châu thổ sông Hồng

- Cách đây hàng nghìn năm, người Việt đã khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Hồng để lập nghiệp, bao gồm lấn đất, đào kênh, xây công trình thuỷ lợi, mở rộng diện tích đồng bằng, đắp hàng nghìn km đê điều.

- Người dân đồng bằng sông Hồng đã thay đổi cơ cấu mùa vụ và xây dựng đê điều để hạn chế rủi ro từ mùa lũ sông.

- Nhiều công trình thuỷ nông được xây dựng để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trong mùa cạn.

Lý thuyết Địa lí 8 Chủ đề chung 1 (Cánh diều): Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (ảnh 1)

2. Châu thổ sông Cửu Long

- Đầu thế kỉ XVI, đồng bằng sông Cửu Long còn hoang vu. Nhưng từ cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII, người Việt đã đến đây cư trú, khai phá vùng đất này bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...

- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã đông đúc hơn, hình thành những xóm làng trù phú, cánh đồng lúa rộng lớn và vườn cây trái xanh tốt. Họ còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá,...

- Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã thích ứng với điều kiện tự nhiên và tận dụng nguồn lợi thuỷ sản, nước ngọt và phù sa để tăng độ phì và cải tạo đất. Gần đây, họ đã áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bao gồm xây các đập ngăn mặn, da dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá

0

0 đánh giá