Với giải Vận dụng trang 34 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Vận dụng trang 34 Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu về vua Rama V - vị vua đã tiến hành cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và ban học.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Tư liệu về vua Ra-ma V
- Chu-la-long-con (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mông-kút. Ông có học vấn uyên bác. Ngày 1/10/1868, ông lên nối ngôi cha.
- Trong những năm 1868 - 1872, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Xingapo, Ấn Độ, Giava để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây.
- Chu-la-long-con là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.
B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
C. Mua chuộc và biến các thế lực phong kiến địa phương thành tay sai.
D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.
Chọn C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
A. Phát triển hệ thống giao thông vận tải.
B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản.
C. Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”.
D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy.
Chọn D
- Chính sách cai trị về kinh tế:
+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải.
+ Chú trọng phát triển các ngành: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng…
+ Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
+ Tăng thuế cũ và đặt ra nhiều loại thuế mới.
Câu 3. Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã tác động như thế nào đến đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á?
A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.
B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.
C. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.
D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
Chọn C
Nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á, gây nên sự xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều nước.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 33 Lịch Sử 11: Trình bày những nội dung chính của công cuộc cải cách ở Xiêm...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam