Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây

1.4 K

Với giải Câu hỏi trang 34 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Câu hỏi trang 34 Lịch Sử 11: Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

Lời giải:

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

+ Mặt khác, Xiêm có vị trí địa lí rất đặc biệt. Ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, vị trí địa lí của Xiêm nằm giữa hai khu vực là: Ấn Độ thuộc Anh (bao gồm Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai) và Đông Dương thuộc Pháp (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia). Trên thực tế cả Anh và Pháp đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm nên đã quyết định biến Xiêm trở thành “vùng đệm”. Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

Lý thuyết Công cuộc cải cách ở Xiêm

1. Bối cảnh, nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm

* Bối cảnh

- Từ giữa thế kỉ XIX, trong công cuộc Anh và Pháp mở rộng quá trình xâm lược ở Đông Nam Á lục địa, Xiêm trở thành đối tượng bị thực dân phương Tây nhòm ngó. Khi Anh chiếm Mianma và Pháp xâm lược Đông Dương, Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân.

- Nhận thức mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.

- Công cuộc cải cách của Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời trị vì của vua Rama IV (1851 - 1868) và Rama V (1868 - 1910).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

* Nội dung của cuộc cải cách:

- Chính trị, quân sự:

+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.

+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa phương từng bước bị xóa bỏ.

+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.

- Kinh tế: sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...

- Xã hội: xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.

- Văn hóa:Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước Âu - Mỹ du học.

- Ngoại giao: Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm

- Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử nước Xiêm, đưa nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa với nhiều thành tựu quan trọng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.

- Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

- Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước. Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị.

Từ khóa :
Lịch sử 11
Đánh giá

0

0 đánh giá