Giải SBT Lịch sử 11 Bài 5 (Cánh diều): Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

3.7 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Câu 1 trang 17 SBT Lịch Sử 11: Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á?

A. Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin.

B. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a).

C. Pháp tấn công Đà Nẵng (Việt Nam).

D. Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca (Malaixia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 2 trang 17 SBT Lịch Sử 11: Năm 1898 diễn ra sự kiện gì ở Đông Nam Á?

A. Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philippin.

B. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.

C. Pháp xâm lược Việt Nam.

D. Anh xâm lược xong Xin-ga-po.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philippin.

Câu 3 trang 18 SBT Lịch Sử 11: Việc Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam gắn với sự kiện nào?

A. Năm 1862, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Năm 1884, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo.

D. Năm 1883, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hác-măng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Việc Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam gắn với sự kiện năm 1884, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 4 trang 18 SBT Lịch Sử 11: Một trong những lí do Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam là

A. triều Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.

B. Tây Ban Nha buộc Pháp xâm lược Việt Nam.

C. vì Pháp đã xâm lược xong Lào.

D. triều Nguyễn đã kí hiệp ước buôn bán với Anh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Một trong những lí do Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam là triều Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.

Câu 5 trang 18 SBT Lịch Sử 11: Quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân Anh và Pháp?

A. Xin-ga-po.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Xiêm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân Anh và Pháp

Câu 6 trang 18 SBT Lịch Sử 11: Đứng trước mối đe doạ của chủ nghĩa thực dân, Xiêm đã

A. thực hiện chính sách đóng cửa, bế quan toả cảng.

B. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.

C. tiến hành công cuộc cải cách.

D. tiến hành kháng chiến bảo vệ nền độc lập.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đứng trước mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân, Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách.

Câu 7 trang 18 SBT Lịch Sử 11: Ghép các nội dung ở cột B với tên quốc gia ở cột A để thể hiện chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

Ghép các nội dung ở cột B với tên quốc gia ở cột A để thể hiện chính sách khai thác

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - A; 2 - D; 3 - E; 4 - B, G; 5 - C.

Câu 8 trang 19 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở để thể hiện nội dung cơ bản trong cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX.

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị, Quân sự

 

Kinh tế

 

Xã hội

 

Văn hoá

 

Ngoại giao

 

Lời giải:

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị,

Quân sự

+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.

+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa phương từng bước bị xóa bỏ.

+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.

Kinh tế

+ Sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...

Xã hội

+ Xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.

Văn hoá

+ Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước Âu - Mỹ du học.

Ngoại giao

+ Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 9 trang 19 SBT Lịch Sử 11: Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong đoạn tư liệu để thể hiện cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX: A. tư sản, B. nhiệm vụ, C. các nước đế quốc, D. kinh tế xã hội, E. độc lập về hình thức, G. thuộc địa.

“.. Những cải cách mang tính chất ...(1) của Ra-ma V và Ra-ma VI có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển ...(2), làm cho vương quốc không bị rơi vào tình trạng ...(3) như các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Tuy còn duy trì được nền ...(4), nhưng cuộc đấu tranh giải phóng thực sự khỏi sự khống chế của ...(5) và chế độ phong kiến vẫn còn là ...(6) đặt ra đối với nhân dân Xiêm”.

Lời giải:

“.. Những cải cách mang tính chất tư sản của Ra-ma V và Ra-ma VI có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội làm cho vương quốc không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Tuy còn duy trì được nền độc lập về hình thức, nhưng cuộc đấu tranh giải phóng thực sự khỏi sự khống chế của các nước đế quốc và chế độ phong kiến vẫn còn là nhiệm vụ đặt ra đối với nhân dân Xiêm”.

Câu 10 trang 19 SBT Lịch Sử 11: Trình bày những chính sách chung trong quá trình khai thác thuộc địa của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

Lời giải:

- Những chính sách chung trong quá trình khai thác thuộc địa của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là: khai thác bóc lột, chia để trị, thành lập chính quyền thực dân, thực hiện chế độ thuế khóa nặng nề, du nhập văn hoá phương Tây....

Câu 11 trang 19 SBT Lịch Sử 11: Trình bày suy nghĩ của em về nhận định: Đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, các nước Đông Nam Á bị mất độc lập là tất yếu.

Lời giải:

- Đây là nhận định không thực sự phù hợp, vì: Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước thực dân phương Tây, các nước Đông Nam Á có hai sự lựa chọn để bảo vệ nền độc lập dân tộc: kháng chiến chống xâm lược hoặc cải cách, duy tân,...

+ Phần lớn các nước Đông Nam Á lựa chọn biện pháp kháng chiến, như Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,... nhưng đều thất bại, bị mất độc lập dân tộc.

+ Xiêm đã thực hiện cải cách, canh tân đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, nên vừa bảo vệ được độc lập dân tộc một cách tương đối, vừa đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

=> Như vậy, đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, việc các nước Đông Nam Á bị mất độc lập không phải là tất yếu.

Câu 12 trang 19 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình 1, 2 và bằng kiến thức tìm hiểu của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai hình ảnh phản ánh điều gì?

Hai hình ảnh phản ánh điều gì

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Hai hình ảnh phản ánh sự xâm lược của thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á. Cụ thể:

+ Hình 1. Hải quân Anh tiến vào cảng Ran-gun (Mi-an-ma) năm 1824

+ Hình 2. Hải quân Pháp tấn công Đà Nẵng (Việt Nam) năm 1858.

Câu 12 trang 19 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình 1, 2 và bằng kiến thức tìm hiểu của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:

b) Tại sao hai thực dân Anh và Pháp đều chọn hải cảng làm nơi nổ súng xâm lược?

Tại sao hai thực dân Anh và Pháp đều chọn hải cảng làm nơi nổ súng xâm lược

Lời giải:

Sở dĩ thực dân Anh và thực dân Pháp đều chọn hải cảng làm nơi nổ súng xâm lược vì:

- Thực dân Anh và thực dân Pháp đều có thế mạnh về hải quân với thuyền chiến hiện đại.

- Cảng Ran-gun (Mi-an-ma) và cảng Đà Nẵng (Việt Nam) đều là những cảng lớn, nước sâu, có vị trí đặc biệt quan trọng.

Câu 13 trang 20 SBT Lịch Sử 11: Trình bày ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

- Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm:

+ Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử nước Xiêm, đưa nền kinh tế phát triển theo con đường TBCN với nhiều thành tựu quan trọng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.

+ Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

+ Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước. Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị.

Câu 14 trang 20 SBT Lịch Sử 11: Tại sao cùng đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây nhưng Việt Nam mất độc lập còn Xiêm lại giữ được độc lập?

Lời giải:

- Triều đình Nguyễn ở Việt Nam đã thực hiện các chính sách không phù hợp như: đóng cửa, bế quan toả cảng; cấm truyền đạo; tiến hành kháng chiến nhưng mắc nhiều sai lầm,... Vì thế, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và mất độc lập.

- Triều đình Xiêm đã tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hoá trên nhiều lĩnh vực; tận dụng vị trí là vùng đệm giữa hai thế lực thực dân là Anh và Pháp: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo,... Vì thế, Xiêm bảo vệ được độc lập một cách tương đối.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

I. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

1. Đông Nam Á hải đảo

- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca (Malaixia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

- Tại Philíppin:

+ Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị. Thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Manila, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền văn hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.

+ Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philíppin. Quân Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa khiến hàng trăm nghìn người Philíppin thiệt mạng

- Tại Inđônêxia:

+ Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo Inđônêxia nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.

+ Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Inđônêxia và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn với trung tâm chính trị đặt tại Batavia (nay là Gia-các-ta). Chính quyền thực dân đã thi hành chế độ thuế khoá và áp bức nặng nề đối với người dân thuộc địa.

- Tại Malaixia:

+ Quá trình thực dân Anh xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo như Pêrắc, Kêđa, Kêlantan, Pênang.... đã diễn ra trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, đưa tới sự thành lập Mã Lai thuộc Anh.

+ Chính quyền thực dân cai trị gián tiếp qua các công sứ. Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác thiếc và đồn điền cao su. Để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Anh đã đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại Mã Lai.

- Tại Xingapo:

+ Năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xingapo. Đến năm 1824, toàn bộ Xingapo trở thành thuộc địa của Anh.

+ Nước Anh xác lập chế độ cai trị trực tiếp tại Xingapo, biến nơi đây thành hải cảng giao thương giữa châu Âu và châu Á. Trong vòng bốn thập kỉ, Xingapo phát triển từ một làng chài có dân số hơn 1000 người trở thành trung tâm thương mại khu vực.

2. Đông Nam Á lục địa

♦ Tại Mianma:

- Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm 1824 - 1826, 1852, 1885 và biến Mianma thành thuộc địa.

- Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh đã tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mianma.

♦ Tại 3 nước Đông Dương:

- Ở Việt Nam:

+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lấy cớ triều Nguyễn cấm đạo, hạn chế giao thương, đã nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và đến năm 1867 hoàn thành xong việc đánh chiếm cả vùng Nam Bộ Việt Nam.

+ Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

- Ở Campuchia:

+ Năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Campuchia kí hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia, biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp.

+ Năm 1884, một hiệp ước mới được kí kết giữa thực dân Pháp và chính quyền Campuchia với những điều khoản có lợi cho thực dân Pháp.

- Ở Lào: Pháp buộc Xiêm kí hiệp ước với Pháp thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào (1893), biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp và nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

- Nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương:

+ Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, đặt phủ toàn quyền ở Hà Nội; xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ, bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và cai trị gián tiếp thông qua quan chức bản xứ.

+ Tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên toàn Đông Dương.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

II. Công cuộc cải cách ở Xiêm

1. Bối cảnh, nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm

* Bối cảnh

- Từ giữa thế kỉ XIX, trong công cuộc Anh và Pháp mở rộng quá trình xâm lược ở Đông Nam Á lục địa, Xiêm trở thành đối tượng bị thực dân phương Tây nhòm ngó. Khi Anh chiếm Mianma và Pháp xâm lược Đông Dương, Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân.

- Nhận thức mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.

- Công cuộc cải cách của Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời trị vì của vua Rama IV (1851 - 1868) và Rama V (1868 - 1910).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

* Nội dung của cuộc cải cách:

- Chính trị, quân sự:

+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.

+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa phương từng bước bị xóa bỏ.

+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.

- Kinh tế: sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...

- Xã hội: xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.

- Văn hóa:Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước Âu - Mỹ du học.

- Ngoại giao: Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm

- Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử nước Xiêm, đưa nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa với nhiều thành tựu quan trọng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.

- Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

- Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước. Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị.

Đánh giá

0

0 đánh giá