Với giải Câu hỏi 2 trang 90 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Việt Nam và Biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông
Câu hỏi 2 trang 90 Lịch Sử 11: Nêu một số ví dụ thực tiễn về việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam mà em biết.
Lời giải:
Một số ví dụ:
- Ví dụ 1: Việt Nam đã ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển, đảo:
+ Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (tháng 5/1977);
+ Sách Trắng: “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” (tháng 9/1979);
+ Sách Trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” (tháng 12/1981)….
+ Năm 2012, Luật Biển Việt Nam được thông qua. Trong đó, khoản 3, Điều 4 trong Luật biển Việt Nam đã khẳng định: nhà nước Việt Nam thực hiện giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng biện pháp hòa bình.
- Ví dụ 2: Việt Nam đã tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
- Ví dụ 3: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Việt Nam đã chủ động cùng các quốc gia có liên quan đàm phán, phân định các vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước, góp phần tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển, như: kí thoả thuận hợp tác cùng phát triển dầu khí với Malaixia (1992), phân định biển với Thái Lan (1997), phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (2000), phân định thềm lục địa với Inđônêxia (2003).
- Ví dụ 4: Việt Nam đã thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Lý thuyết Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông
- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế. Tiêu biểu là:
♦ Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền.
+ Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (tháng 5/1977);
+ Sách Trắng: “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” (tháng 9/1979);
+ Sách Trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” (tháng 12/1981)….
♦ Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS). Theo Công ước Luật Biển UNCLOS, Việt Nam là quốc gia ven biển có các vùng biển và thềm lục địa để thăm dò và khai thác với diện tích khoảng gần một triệu ki-lô-mét vuông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.
♦ Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012.
♦ Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
- Để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)