Đọc thông tin, hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta

871

Với giải Câu hỏi trang 126 Địa lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Câu hỏi trang 126 Địa Lí 8: Đọc thông tin, hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.

Trả lời:

- Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta thể hiện qua 3 quá trình:

+ Quá trình Fe-ra-lit: Là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với địa hình đồi núi dốc thuận lợi cho quá trình rửa trôi các chất ba-zơ và tích tụ ô-xit sắt, ô-xit nhôm => hình thành đất Fe-ra-lit.

+ Quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ: trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn => Đẩy nhanh quá trình xói mòn - rửa trôi. Vật liệu xói mòn và rửa trôi lắng đọng, tích tụ tại những vùng trũng thấp => Đất phù sa ở đồng bằng.

+ Quá trình thoái hóa đất: diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi, do quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh mẽ làm cho đất bị thoái hóa mạnh.

Lý thuyết Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

- Lớp phủ thổ nhưỡng của Việt Nam phản ánh tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Quá trình fe-ra-lit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo ra những đất fe-ra-lit điển hình.

- Nhiệt độ cao và độ ẩm lớn ở Việt Nam thúc đẩy quá trình xói mòn - rửa trôi, tạo ra đất phù sa ở các đồng bằng và ven sông suối.

- Quá trình xói mòn - rửa trôi đã làm cho đất bị thoái hoá nhanh, tầng đất mỏng, mất khả năng canh tác tại các khu vực đồi núi, chuyển tiếp giữa gò đồi và đồng bằng.

- Quá trình rửa trôi và hoạt động canh tác không hợp lí của con người đã làm cho đất bị bạc màu ở các vùng đồng bằng.

- Ở các vùng trũng do nước bị ứ đọng, hình thành loại đất glây, rất khó cho việc sản xuất.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá