Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy phân tích đặc điểm mạng lưới sông ở nước ta

534

Với giải Câu hỏi trang 116 Địa lí lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

Câu hỏi trang 116 Địa Lí 8: Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy phân tích đặc điểm mạng lưới sông ở nước ta.

Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy phân tích đặc điểm mạng lưới sông ở nước ta

Trả lời:

- Mạng lưới sông dày đặc:

+ Nước ta có 2360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên.

+ Mật độ sông: 0,66 km/km2 . Trung bình cứ 20km lại có một cửa sông.

+ Sông của nước ta nhỏ, ngắn và dốc do lãnh thổ hẹp ngang và địa hình dốc.

- Hướng:

+ Sông có 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Ngoài ra, còn có một số sông chảy theo hướng tây - đông và đông tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

- Chế độ nước sông: Có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn

+ Mùa lũ tương ứng mùa mưa, kéo dài 4-5 tháng; chiếm 70-80% lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn tương ứng mùa khô, kéo dài 7-8 tháng; chiếm 20-30% lượng nước cả năm.

- Sông có lượng phù sa lớn:

+ Khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa lớn và tập trung vào mùa mưa và địa hình đồi núi.

+ Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được mở rộng nhanh về phía biển khoảng 80-100m/năm.

Lý thuyết Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông 

1. Đặc điểm mạng lưới sông

- Việt Nam có mạng lưới sông dày đặc với 2,360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, phần lớn nhỏ, ngắn và dốc. Có các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

- Hướng chảy của các sông phù hợp với địa hình và hướng phân bố của các dãy núi. Tất cả các sông đổ ra Biển Đông, với một số sông chảy theo hướng tây-đông hoặc đông-tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ kéo dài khoảng 4-5 tháng chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm, trong khi mùa cạn kéo dài khoảng 7-8 tháng chỉ chiếm khoảng 20-30% lượng nước cả năm.

- Sông có lượng phù sa lớn, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm, do mưa lớn và địa hình nhiều đồi núi. Lượng phù sa lớn đã mở rộng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trung bình từ 80-100m/năm về phía biển.

2. Chế độ nước của một số hệ thống sông lớn

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng – Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Mỗi hệ thống sông có chế độ nước riêng tuỳ theo chế độ mưa của từng khu vực.

- Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc – đông nam, có hơn 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7 (Cánh diều): Thủy văn Việt Nam (ảnh 1)

+ Sông Hồng có nhiều chỉ lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển. Mùa lũ kéo dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 – 80 % tổng lượng nước cả năm, lũ thường lên nhanh.

- Hệ thống sông Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở duyên hải miền Trung nước ta, có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau. Mùa lũ kéo dài khoảng 3 tháng vào Thu – Đông, tập trung khoảng 65 % tổng lượng nước cả năm. Sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh do độ dốc địa hình lớn và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7 (Cánh diều): Thủy văn Việt Nam (ảnh 1)

- Hệ thống sông Cửu Long là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công, có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ. Mùa lũ kéo dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 – 80 % tổng lượng nước cả năm, lũ thường lên chậm và rút chậm, tuy nhiên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt trong mùa cạn.

Từ khóa :
Địa lí 8
Đánh giá

0

0 đánh giá