Để điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm, người ta nung 4,9 gam potassium chlorate

572

Với giải Bài 5 trang 45 Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Ôn tập chương 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Ôn tập chương 1

Bài 5 trang 45 Khoa học tự nhiên 8Để điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm, người ta nung 4,9 gam potassium chlorate (KClO3) có xúc tác MnO2, thu được 2,5 gam potassium chloride (KCl) và một lượng khí oxygen.

a) Lập phương trình hoá học xảy ra của thí nghiệm trên.

b) Phản ứng trên có xảy ra hoàn toàn không? Tính hiệu suất phản ứng.

Trả lời:

a) Lập phương trình hoá học:

Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng:

KClO3 MnO2KCl + O2

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:

+ Ta làm chẵn số nguyên tử O ở vế trái bằng cách thêm hệ số 2 trước KClO3:

2KClO3 MnO2KCl + O2

+ Để số nguyên tử O vế phải bằng với vế trái ta thêm hệ số 3 trước O2:

2KClO3 MnO2KCl + 3O2

+ Để số nguyên tử K và số nguyên tử Cl ở 2 vế bằng nhau ta thêm hệ số 2 trước KCl:

2KClO3 MnO22KCl + 3O2

Bước 3: Phương trình hoá học hoàn chỉnh:

2KClO3 MnO22KCl + 3O2

b) Phương trình hoá học: 2KClO3 MnO22KCl + 3O2

Tỉ lệ các chất:                  2        :                   2 :      3

Số mol KClO3 đem nung là:

nKClO3=mKClO3MKClO3=4,9122,5=0,04(mol);

Theo tỉ lệ trong phương trình hoá học ta có:

nKCl lý thuyết  = nKClO3=0,04(mol);

 mKCl lý thuyết = 0,04 × 74,5 = 2,98 (gam).

Có khối lượng KCl lý thuyết lớn hơn khối lượng KCl thu được thực tế nên phản ứng xảy ra không hoàn toàn.

Hiệu suất của phản ứng là:

                                          H(%)=2,52,98×100(%)=83,89(%).

Đánh giá

0

0 đánh giá