Với giải Vận dụng 2 trang 42 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Vận dụng 2 trang 42 Lịch Sử 11: Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.
Lời giải:
- Tư liệu cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam:
+ Tư liệu 1. “Chính quyền thực dân bán rượu ở khắp nơi, đại lí rượu và thuốc phiện nhiều hơn trường học, trong 1000 làng chỉ có 10 trường học, nhưng đại lí rượu và thuốc phiện lại nhiều gấp 150 lần trường học” (trích Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, NXH Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 38).
+ Tư liệu 2. Trích đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo: “… hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Để áp đặt được ách độ hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã phải mất
A. 30 năm.
B. 28 năm.
C. 26 năm.
D. 24 năm.
Đáp án đúng là: C
Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 2. Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là
A. quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình Việt Nam.
B. quan quân triều đình nhà Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.
C. triều đình nhà Nguyễn kiến định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
D. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Câu 3. Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân các nước Đông Nam Á có điểm giống nhau cơ bản về
A. mục đích đấu tranh.
B. thời điểm diễn ra.
C. hình thức đấu tranh.
D. lực lượng lãnh đạo.
Đáp án đúng là: A
Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm diễn ra, hình thức đấu tranh, lực lượng lãnh đạo nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại độc lập dân tộc.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)