Với giải Câu hỏi trang 41 Lịch Sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Câu hỏi trang 41 Lịch Sử 11: Khai thác tư liệu 1, 2 (tr.40) và thông tin trong mục, nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á.
Lời giải:
♦ Ảnh hưởng tiêu cực:
- Về kinh tế:
+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.
- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.
+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.
+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…
- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.
♦ Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có ảnh hưởng tích cực nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á. Ví dụ:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Đông Nam Á.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ở nhiều vùng, miền của các nước Đông Nam Á có sự thay đổi.
- Hệ thống pháp luật, hành chính của các nước Đông Nam Á cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, do sự du nhập của văn hóa phương Tây,…
Lý thuyết Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
1. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân
* Ảnh hưởng tiêu cực:
- Về kinh tế:
+ Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.
- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.
+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.
+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…
- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.
* Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hành chính,…
Quang cảnh một góc thành phố Sài Gòn (Việt Nam) thời Pháp thuộc
2. Quá trình tái thiết và phát triển
- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.
+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.
+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền kinh tế.
- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
- Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến về căn bản.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam
Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)