Hãy sưu tầm thông tin về một số di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Tây Nam Á

478

Với giải Vận dụng trang 83 Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á

Vận dụng trang 83 Địa Lí 11: Hãy sưu tầm thông tin về một số di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Tây Nam Á.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Thông tin về thành cổ Baku

- Thành phố Baku được xây dựng trên một ngọn đồi cao kiểu nhà hát vòng tròn La Mã với ba lớp tường thành bao quanh, mặt nước biển ở dưới chân và gối đầu lên dãy núi Caucasus.

- Tất cả các công trình xây dựng trong thành cổ này đều có chức năng phòng thủ, là biểu tượng của lòng yêu nước và là niềm tự hào lớn lao của quốc gia. Những chữ viết trên vách đá ở Absheron và Gobustan, những văn bản trên đá của August Guy Octavi nói về các doanh trại mà Hoàng đế Pompeii và Lukul thời La Mã đã cho dựng nên để chiếm đóng vùng Caucasus thế kỷ I trước Công nguyên đã khẳng định Baku có lịch sử hơn 5.500 năm tuổi.

- Baku từng là thủ phủ của nước Shirvanshahs (thế kỷ XII), nước Safavid (thế kỷ XVI), đế chế Ottoman (thế kỷ XVII) và công quốc Baku (thế kỷ XVIII). Hàng loạt công trình độc đáo bao gồm cung điện, pháo đài, đền tháp, những tàn tích của các khu nhà trọ và phòng tắm hơi... tạo nên danh sách dài di sản từ thời trung cổ của Baku.

- Năm 2000, thành cổ Baku, cùng với cung điện Shirvanshahs và tháp Maiden đã trở thành địa điểm đầu tiên ở Azerbaijan được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới. Điểm xuyết cho những công trình cổ là những con ngõ cong hẹp cùng những căn nhà có mái bằng hoặc mái vòm, cửa sổ nhỏ khiến du khách như lạc trôi về quá khứ.

- Baku vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX là một trong những trung tâm sản xuất dầu chính của thế giới. Dầu mỏ là thế mạnh và cũng là nguồn kinh tế chủ yếu của thành cổ Baku. Nhiều tòa nhà lớn được xây dựng hoành tráng chứng tỏ sự giàu có của thành phố này.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tình trạng đói nghèo xảy ra ở khu vực Tây Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Thiếu hụt nguồn lao động.

B. Chiến tranh, xung đột tôn giáo.

C. Sự khắc nghiệt của tự nhiên.

D. Thiên tai xảy tai thường xuyên.

Chọn B

Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,... xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia, đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới. Tình hình an ninh chính trị bất ổn đã làm cho kinh tế nhiều quốc gia ở khu vực này chậm phát triển, tình trạng đói nghèo xảy ra nhiều nơi,…

Câu 2. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số đông và tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu nghèo sâu sắc.

Chọn B

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất,… Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Câu 3. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á do

A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.

B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.

C. xung đột dai dẳng các tộc người, tôn giáo.

D. sự tranh giành đất đai và nguồn nước ngọt.

Chọn A

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là do khu vực này tập trung nhiều tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên. Đồng thời, khu vực này còn có vị trí địa chính trị quan trọng, ngã ba giữa ba châu lục (Á, Âu, Phi).

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá