Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực

608

Với giải Câu hỏi trang 77 Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á

Câu hỏi trang 77 Địa Lí 11: Dựa vào hình 15.3, hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

Dựa vào hình 15.3, hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy: Phân tích tác động của đặc điểm dân cư

Lời giải:

Phân tích tác động

- Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Quá trình đô thị hóa phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực

- Quy mô dân số có sự chênh lệch gây sức ép lớn, đặc biệt là vấn đề việc làm, các vấn đề xã hội khác.

LÝ THUYẾT DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

- Quy mô dân số:

+ Tây Nam Á là khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới.

+ Quy mô dân số của các quốc gia Tây Nam Á có sự chênh lệch lớn. Một số quốc gia khá đông dân như: Thổ Nhĩ Kỳ, I-rắc…; có quốc gia với dân số rất ít như Ca-ta, Ba-ranh,…

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực Tây Nam Á nhìn chung còn khá cao.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình của khu vực khá thấp, khoảng 61 người/km2 (năm 2020).

+ Dân cư phân bố tập trung tại vùng đồng bằng Lưỡng Hà, ven Địa Trung Hải, các vùng khai thác dầu mỏ quan trọng. Tại các vùng núi và sa mạc, dân cư rất thưa thớt.

- Thành phần dân cư:

+ Phần lớn dân cư ở khu vực Tây Nam Á là người Ả Rập.

+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Ác-mê-ni-a, Cuốc và nhiều bộ tộc khác.

- Cơ cấu dân số:

+ Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Cata, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ôman, Baranh, Arập Xêút.

+ Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Trong quá khứ, Tây Nam Á có tỉ lệ dân thành thị không cao. Quá trình đô thị hoá của Tây Nam Á diễn ra nhanh chóng kể từ khi ngành công nghiệp khai thác dầu khí ra đời.

+ Những năm cuối thế kỉ XX, dân số thành thị tăng lên rất nhanh. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực chiếm khoảng 72% số dân.

+ Các đô thị có quy mô dân số lớn trong khu vực là I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Tê-hê-ran (Iran), Ê Ri-át (A-rập Xê-út) và Bát-đa (I-rắc),…

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á

2. Xã hội

- Nhiều quốc gia có GNI/người khá cao như: A-rập Xê-út, I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ,…

- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện; tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia trong khu vực: I-xra-en, các Tiểu vương quốc A-rập Thống Nhất có chỉ số HDI rất cao (trên 0,9), trong khi HDI của Áp-ga-ni-xtan, Y-ê-men chưa đến 0,5 (năm 2020).

- Khu vực Tây Nam Á có bề dày về lịch sử và nền văn hóa phong phú, độc đáo:

+ Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo.

+ Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực đã từng có nhiều công trình giá trị vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Nơi đây còn duy trì nhiều nghề thủ công truyền thống, các lễ hội và phong tục tập quán đặc sắc.

+ Các nước trong khu vực đã có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

=> Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng để thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá