Lập bảng về xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn theo gợi ý sau: Nội dung

2.2 K

Với giải Luyện tập 1 trang 23 Lịch sử lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Video bài giải Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn - Cánh diều

Luyện tập 1 trang 23 Lịch Sử 8: Lập bảng về xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn theo gợi ý sau:

Lập bảng về xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn theo gợi ý sau

Lời giải:

Nội dung

Xung đột Nam - Bắc triều

Xung đột Trịnh - Nguyễn

Nguyên nhân

- Không chấp nhận nhà Mạc, một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê đã tìm cách khôi phục lại vương triều.

- Sự lớn mạnh của dòng họ Nguyễn ở vùng đất phía Nam.

- Mâu thuẫn, tranh chấp quyền lực giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn.

Thời gian

- Từ năm 1533 đến năm 1592

- Từ năm 1627 đến năm 1672

Hệ quả

- Từ 1533 - 1592, đất nước bị chia cắt thành hai khu vực, đặt dưới sự kiểm soát của nhà mạc và nhà Lê trung hưng.

- Kinh tế bị tàn phá.

- Đời sống nhân dân cực khổ.

- Tiêu cực:

+ Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Quốc gia Đại Việt bị suy yếu.

+ Kinh tế bị tàn phá.

+ Đời sống nhân dân cực khổ.

- Tích cực:

+ Mở rộng lãnh thổ về phía Nam

+ Giao thương phát triển mạnh mẽ.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài trong bao lâu?

A. Gần 60 năm

B. Gần 100 năm

C. Gần 150 năm

D. Gần 200 năm

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Xung đột Trịnh- Nguyễn kéo dài trong suốt 60 năm => Khiến cho kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực

Câu 2: Hai thế lực Trịnh – Nguyễn lấy gì làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?

A. Luỹ Thầy

B. Sông Gianh

C. Thành Đông Quan

D. Đèo Hải Vân

Đáp án đúng: A

Câu 3:  Hệ quả tiêu cực của các cuộc xung đột Xung đột Nam - Bắc triều, xung đột Trịnh - Nguyễn là?

A. Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm nghiêm trọng

B. Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”

C. Kinh tế đất nước bị tàn phá; hàng vạn dân thường bị xô đẩy vào vòng khói lửa.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá