Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều

618

Với giải Câu hỏi trang 22 Lịch sử lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Video bài giải Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn - Cánh diều

Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 8: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều

Lời giải:

+ Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.

+ Tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh - Nguyễn sau đó.

Lý thuyết Xung đột Nam – Bắc triều

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này. 

- Năm 1533, Nguyễn Kim – một tướng cũ của nhà Lê, chạy vào Thanh Hoá rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc, đưa Lê Duy Ninh – con của Lê Chiêu Tông lên ngôi vua (Lê Trang Tông).

- Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. 

=> Đất nước dần hình thành hai khu vực dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều). 

=> Mẫu thuẫn Nam - Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột gần 60 năm (1533 – 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam Bắc triều chấm dứt.

2. Hệ quả

- Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. 

- Mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều. 

- Tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau đó.

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá