Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam - Bắc

612

Với giải Câu hỏi trang 22 Lịch sử lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

Video bài giải Lịch sử lớp 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn - Cánh diều

Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 8: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam - Bắc triều.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2: Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam - Bắc triều

Lời giải:

+ Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này. Năm 1533, Nguyễn Kim - một tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hóa rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc, đưa Lê Duy Ninh - con của Lê Chiêu Tông lên ngôi vua (Lê Trang Tông).

+ Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước dần hình thành hai khu vực, đặt dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều).

=> Mâu thuẫn Nam - Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột gần 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt.

Lý thuyết Xung đột Nam – Bắc triều

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này. 

- Năm 1533, Nguyễn Kim – một tướng cũ của nhà Lê, chạy vào Thanh Hoá rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc, đưa Lê Duy Ninh – con của Lê Chiêu Tông lên ngôi vua (Lê Trang Tông).

- Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. 

=> Đất nước dần hình thành hai khu vực dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều). 

=> Mẫu thuẫn Nam - Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột gần 60 năm (1533 – 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam Bắc triều chấm dứt.

2. Hệ quả

- Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. 

- Mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều. 

- Tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau đó.

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá