Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý đến phát triển kinh tế xã hội khu vực Mỹ Latinh

7.3 K

Với giải Câu hỏi trang 28 Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh

Câu hỏi trang 28 Địa Lí 11: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý đến phát triển kinh tế xã hội khu vực Mỹ Latinh.

Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, hãy Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý

Lời giải:

- Phạm vi lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Mỹ Latinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác nên sau cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá “ Tân thế giới” đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.

- Nhờ tiếp giáp với Hoa Kỳ và các biển, đại dương lớn, nên khu vực Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để: thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Việc xây dựng kênh đào Pa-na-ma đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

LÝ THUYẾT VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

♦ Đặc điểm

- Vị trí địa lí:

+ Mỹ Latinh là bộ phận của châu Mỹ, nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác.

+ Phía bắc giáp với Hoa Kỳ; phía phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương và phía nam giáp Nam Đại Dương.

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn, có diện tích khoảng 20 triệu km2, bao gồm: Mê-hi-cô, các quốc đảo vùng biển Ca-ri-bê, các quốc gia ở eo đất Trung Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ.

+ Khu vực Mỹ Latinh kéo dài từ khoảng vĩ độ 33o32’B đến vĩ độ 53o53’N.

Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh

♦ Ảnh hưởng

- Phạm vi lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Mỹ Latinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác nên sau cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá “ Tân thế giới” đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.

- Nhờ tiếp giáp với Hoa Kỳ và các biển, đại dương lớn, nên khu vực Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để: thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Việc xây dựng kênh đào Pa-na-ma đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Từ khóa :
Địa lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá