Với giải Câu hỏi 1 trang 54 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Câu hỏi 1 trang 54 Lịch Sử 8: Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Trả lời:
- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng.
- Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính => Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga lúc này là:
+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay người lao động.
Lý thuyết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
a) Nguyên nhân và diễn biến chính
* Nguyên nhân:
- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng.
- Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga:
+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay người lao động.
* Diễn biến chính:
- Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
- Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.
- Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát
- Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Ngay trong đêm 25/10/1917 , Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc. Chính quyền Xô viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát.
- Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
Cuộc tấn công vào Cung điện mùa Đông
b) Ý nghĩa lịch sử và tác động
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với nước Nga:
+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).
* Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:
+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 54 Lịch Sử 8:Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917....
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917
Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX