Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 26

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 26 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 26

Phần I. Đọc hiểu

Nhớ Việt Bắc

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Tố Hữu

1. Bài thơ là lời của ai nói với ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.

b) Là lời của người dân Việt Bắc nói với người sắp xa Việt Bắc.

c) Là lời của người dân Việt Bắc nói với nhau về quê hương.

2. Gạch 1 gạch dưới những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong đoạn thơ bên.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

3Gạch 2 gạch dưới những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động trong đoạn thơ bên.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

4Những câu thơ nào nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:

 

ĐÚNG

SAI

a) Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

 

 

b) Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

 

 

c) Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

 

 

 

Phần II: Luyện tập

5. Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước.

6. Em hãy gạch chân vào từ viết đúng chính tả để hoàn thành đoạn văn sau:

Cậu bé (bõ/bỏ) tay xuống, để lộ khuôn mặt trông (dất/rất/giất) hiền hậu. Cậu bé kể lại việc cậu vừa đi nạo ống khói kiếm được ba hào nhưng (chẵng/ chẳng) may vô ý bỏ tiền vào cái túi quần bị (thũng/thủng) nên (dơi/ rơi/giơi) mất.  Bây giờ cậu không (dám/rám/giám) về nhà vì sợ chủ đánh. Nói (dồi/rồi/giồi) cậu càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.

7. Em hãy nối câu văn với tác dụng phù hợp của dấu hai chấm:

Hộp bút của em bao gồm các dụng cụ học tập, đó là: bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy…

Báo hiệu phần liệt kê sự vật (hoạt động, đặc điểm) liên quan.

Thằng bé này là em trai tớ: nó tên An.

Nghe tiếng động, nàng tiên vội vàng quay lại chum nước để ẩn mình vào ốc. Nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa.

 

 

Báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước.

Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi…

Phần III. Viết

Ngoài hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ, các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam còn có những lễ hội đặc sắc khác. Em hãy tìm hiểu và viết đoạn văn giới thiệu về một lễ hội mà em thích.

Gợi ý:

- Em thích lễ hội nào?

- Lễ hội dó diễn ra vào thời gian nào? Người tham gia là những ai?

- Lễ hội có hoạt động gì thú vị?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu

1. Đáp án đúng: a. Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.

2.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

3.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

4.

 

ĐÚNG

SAI

a) Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

 

b) Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

 

c) Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

 

 

Phần II: Luyện tập

5. Thằng bé này là em trai tôi: nó tên Phúc

6. Cậu bé bỏ tay xuống, để lộ khuôn mặt trông rất hiền hậu. Cậu bé kể lại việc cậu vừa đi nạo ống khói kiếm được ba hào nhưng chẳng may vô ý bỏ tiền vào cái túi quần bị thủng nên rơi mất. Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh. Nói rồi cậu càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.

7.

- Báo hiệu phần liệt kê sự vật (hoạt động, đặc điểm) liên quan:

+ Hộp bút của em bao gồm các dụng cụ học tập, đó là: bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy…

+ Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi…

- Báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Thằng bé này là em trai tớ: nó tên An.

+ Nghe tiếng động, nàng tiên vội vàng quay lại chum nước để ẩn mình vào ốc. Nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa.

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

              Cứ tới rằm tháng ba hàng năm, người dân làng Bá Dương Nội quê em lại nô nức tham gia hội thi thả diều. Theo lời bà kể, lễ hội này tổ chức để tưởng nhớ công ơn của tướng Nguyễn Cả, người con của làng đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Vì vậy, ngay từ sáng sớm, những người dự thi và khán giả đã đứng chật sân đình. Nhìn lên bầu trời, hàng trăm chiếc diều với nhiều hình dáng và màu sắc đang đua nhau bay lượn. Tiếng sáo diều trầm bổng, hòa quyện tạo thành một bản nhạc vi vút suốt cả ngày. Diều nào bay cao nhất, âm thanh ngân vang nhất sẽ giành chiến thắng. Em rất yêu thích và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Xem thêm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29

Đánh giá

0

0 đánh giá