Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 22

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 22 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tuần 22

Phần I. Đọc hiểu

Gió chiều ru hiền hòa

Rung bờ tre xào xạc

Bầy sẻ vui nhả nhạc

Rộn rã khúc sông quê

 

Ngày hai buổi đi về

Qua cầu tre lắt lẻo

Tiếng bạn cười trong trẻo

Vang vọng hai bờ sông

Và câu hò mênh mông

Lắng tình quê thiết tha

Thuyền nan nghèo dăm chiếc

Lặng lờ trôi trong chiều…

 

Hỡi dòng sông thương yêu

Trải mình theo năm tháng

Cho em cùng bè bạn

Soi bóng mình tuổi hoa!

NGUYỄN LIÊN CHÂU

 

1. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê? Viết tiếp:

Bờ tre, ....................................................................

2.  Gạch dưới những từ ngữ cho thấy hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương:

Gió chiều ru hiền hòa

Rung bờ tre xào xạc

Bầy sẻ vui nhả nhạc

Rộn rã khúc sông quê.

Và câu hò mênh mông

Lắng tình quê tha thiết

Thuyền nan nghèo dăm chiếc

Lặng lờ trôi trong chiều...

 

Ngày hai buổi đi về

Qua cầu tre lắt lẻo

Tiếng bạn cười trong trẻo

Vang vọng hai bờ sông.

Hỡi dòng sông thương yêu

Trải mình theo năm tháng

Cho em cùng bè bạn

Soi bóng mình tuổi hoa!

3.

Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:

 

ĐÚNG

SAI

a) Tiếng bờ tre rung xào xạc trong gió.

 

 

b) Tiếng bầy chim sẻ hót rộn rã một khúc sông.

 

 

c) Tiếng cười trong trẻo của các bạn nhỏ vang vọng hai bờ sông.

 

 

d) Tiếng hò tha thiết trên dòng sông mênh mông.

 

 

e) Tiếng thuyền nan trôi trên dòng sông.

 

 

 

4. Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a) Yêu mến dòng sông quê hương thơ mộng, yên bình.

b) Tự hào về dòng sông của quê hương.

c) Hạnh phúc vì được vui sống bên dòng sông quê hương.

d) Ý kiến khác của em (nếu có).

Phần II: Luyện tập

5. Em hãy điền “s” hay “x” thích hợp vào chỗ trống:

Rừng Tây Nguyên đẹp vì cảnh □ắc thiên nhiên. Khi những cơn mưa đầu mùa đổ □uống, bầu trời vẫn trong. Rừng mát mẻ, □anh tươi. Các đồi giang vươn lên và cỏ non bò lan ra mặt □uối, như choàng cho sừng một chiếc khăn lấp lánh kim cương. Mặt trời □uyên qua kẽ lá, □ưởi ấm những con □uối trong vắt.

6. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Con voi uống nước bằng gì?

b. Bàn học của em được làm bằng chất liệu gì?

7. Em hãy xếp các từ sau vào nhóm phù hợp:

Cánh đồng, hiền hậu, con đê, cây đa, tốt bụng, thân thiện, hiếu khách, bờ sông, đình làng.

Từ chỉ đặc điểm của con người

 nông thôn

Từ chỉ sự vật ở nông thôn

 

 

 

Phần III. Viết

Đã lâu, em chưa có dịp về quê thăm họ hàng, làng xóm. Em hãy viết thư cho một người thân ở quê để hỏi thăm về quê hương.

Gợi ý:

- Em chọn viết thư cho ai?

- Đầu thư, em viết những gì?

- Trong thư, em hỏi thăm thế nào, em kể những chuyện gì?

- Cuối thư, em viết những gì?

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1. Bờ tre, bầy sẻ, khúc sông quê, cầu tre, hai bờ sông, câu hò, thuyền nan, dòng sông.

2.

Gió chiều ru hiền hòa

Rung bờ tre xào xạc

Bầy sẻ vui nhả nhạc

Rộn rã khúc sông quê.

 

Ngày hai buổi đi về

Qua cầu tre lắt lẻo

Tiếng bạn cười trong trẻo

Vang vọng hai bờ sông.

 

Và câu hò mênh mông

Lắng tình quê tha thiết

Thuyền nan nghèo dăm chiếc

Lặng lờ trôi trong chiều...

 

Hỡi dòng sông thương yêu

Trải mình theo năm tháng

Cho em cùng bè bạn

Soi bóng mình tuổi hoa!

 

3.

 

ĐÚNG

SAI

a) Tiếng bờ tre rung xào xạc trong gió.

 

 √ 

b) Tiếng bầy chim sẻ hót rộn rã một khúc sông.

 √ 

 

c) Tiếng cười trong trẻo của các bạn nhỏ vang vọng hai bờ sông.

 √ 

 

d) Tiếng hò tha thiết trên dòng sông mênh mông.

 √ 

 

e) Tiếng thuyền nan trôi trên dòng sông.

 

 √ 

 

4. Đáp án: a. Yêu mến dòng sông quê hương thơ mộng, yên bình.

Phần II: Luyện tập

5. Rừng Tây Nguyên đẹp vì cảnh sắc thiên nhiên. Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, bầu trời vẫn trong. Rừng mát mẻ, xanh tươi. Các đồi giang vươn lên và cỏ non bò lan ra mặt suối, như choàng cho sừng một chiếc khăn lấp lánh kim cương. Mặt trời xuyên qua kẽ lá, sưởi ấm những con suối trong vắt.

6.

a. Con voi uống nước bằng voi

b. Bàn em được làm bằng gỗ

7.

Từ chỉ đặc điểm của con người

 nông thôn

Từ chỉ sự vật ở nông thôn

Hiền hậu, tốt bụng, thân thiện, hiếu khách.

Cánh đồng, con đê, cây đa, bờ sông, đình làng.

 

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2022

Chú Tư kính mến!

        Mới bữa nào nghỉ Tết, cháu được ba má cho về quê thăm ông bà nội cùng chú thím và các em, vậy mà tính ra đã gần một tháng trôi qua. Vào học kì II, chuyện học hành đã ổn định nên cháu tranh thủ viết ít dòng, kính thăm sức khoẻ ông bà nội cùng chú thím và hai em.

Chú Tươi, dạo này sức khoẻ của ông bà ra sao? Bệnh nhức đầu của bà nội đã đỡ chưa? Chú có thường xuyên nhắc bà uống thuốc không ạ? Ông nội sáng sáng vẫn tập thể dục dưỡng sinh chứ chú? Chú và thím dạo này chắc cũng đang bận rộn với công việc của trường, của lớp? Em Giang và em Thanh vẫn chăm ngoan, học giỏi chứ ạ?

Về phần gia đình cháu, mọi chuyện vẫn bình thường. Ba má cháu khoẻ. Ngoài giờ dạy ở trường, ba cháu còn dịch sách, viết báo. Má cháu ngày đi làm, tối tranh thủ may thêm quần áo gia công để tăng thu nhập. Chị em cháu cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng ba má. Cháu cũng báo tin để chú thím mừng là từ đầu học kì II tới nay, cháu đã được mấy điểm mười môn Toán và nhiều điểm khá ở các môn khác. Nghe lời khuyên của chú thím, cháu bớt ham chơi và đã biết tự giác giúp đỡ gia đình những việc nhỏ. Ba má cháu vui lòng lắm.

Chú Tư ơi! Cháu mong cho mau tới hè để lại được cùng gia đình về quê sum họp với ông bà, chú thím và các em. Cuối thư, cháu kính chúc ông bà, chú thím mạnh khoẻ, các em chăm ngoan! Nhận được thư này, chú viết thư cho cháu nhé!

Kính thư

Cháu của chú

Nam

Xem thêm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25

Đánh giá

0

0 đánh giá